CƯỠNG ÉP KẾT HÔN
Câu hỏi:
Em và anh T quen nhau đã lâu cả hai bên đều phát sinh tình cảm, tuy nhiên bố em là người rất thích xem tử vi, khi đi xem tử vi theo lời thầy tử vi nói rằng em cưới anh T sẽ khổ cả đời, còn lấy được anh S cuộc sống sau này vô cùng sung túc, công danh sự nghiệp thuận lợi, vậy nên bố em tìm mọi biện pháp để ngăn cấm em và anh T quen nhau và yêu cầu em phải cưới anh S, anh S theo đuổi em đã lâu tuy nhiên em lại không hề có tình cảm, bố em có đe dọa nếu em không cưới anh S thì bố sẽ cắt đứt quan hệ cha con với em, vậy trong trường hợp này, bố em có vi phạm quy định của Pháp luật HN&GĐ không? Và em có có thể giải quyết như thế nào?
Yêu cầu tư vấn:
Trường hợp cưỡng ép kết hôn có vi phạm pháp luật không? Biện pháp xử lý?
Căn cứ pháp lý:
Luật HN&GĐ năm 2014
Bộ luật Hình sự năm 2015
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của bạn, khi bố bạn nghe theo lời thầy tử vi và yêu cầu bạn phải kết hôn với anh S mặc dù đã có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật Hôn nhân và gia đình cụ thể là vi phạm sự tự nguyện khi kết hôn, hành vi của bố bạn là hành vi cưỡng ép bạn phải kết hôn. Tuy nhiên, để xử lý vi phạm hành chính hay hình sự thì cần thêm nhiều yếu tố khác nhau.
Tại Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về các điều kiện kết hôn đối với nam nữ, bên cạnh quy định các trường hợp về độ tuổi, ý chí tự nguyện khi kết hôn, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đồng thời cũng quy định việc kết hôn không nằm trong các trường hợp bị cấm kết hôn. Cụ thể được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Yêu sách của cải trong kết hôn;
Hành vi cưỡng ép kết hôn là một hành vi vi phạm pháp luật và được hiểu là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. (khoản 9 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014).
Do vậy, hành vi của bố bạn là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của Pháp luật và có thể bị xử lý hành chính thậm chí là xử lý hình sự. Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020 thì hành vi cưỡng ép kết hôn sẽ bị xử lý phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 cũng quy định về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện như sau: Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
Luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW
Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng ./.