CÓ QUYỀN NHẬN CON HAY KHÔNG NẾU NGƯỜI MẸ CỦA ĐỨA TRẺ KHÔNG ĐỒNG Ý
  • 06/122021
  • TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT

CÓ QUYỀN NHẬN CON HAY KHÔNG NẾU NGƯỜI MẸ CỦA ĐỨA TRẺ KHÔNG ĐỒNG Ý

Câu hỏi tư vấn: 
            Xin chào Luật sư, tôi trước đây có chung sống cùng một cô gái, do tính cách không hợp nên chúng tôi đã chấm dứt quan hệ chung sống. Sau đó tôi mới phát hiện cô ấy mang thai và sinh con, tự làm giấy khai sinh cho con không có tên cha. Nay tôi muốn nhận lại đứa bé và thêm tên mình vào giấy khai sinh của con, nếu mẹ của đứa bé không đồng ý tôi có được phép nhận lại con tôi hay không? Hiện tại tôi vẫn chưa có gia đình.
Yêu cầu pháp lý:
            Có thể nhận con khi mẹ đứa bé không đồng ý hay không?
Căn cứ pháp lý:
            Luật HN&GĐ năm 2014
            Luật Hộ tịch năm 2014
            Nghị định 126/2014/NĐ-CP
Luật sư tư vấn:
            Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được Luật sư giải đáp như sau:
            Trong tình huống của bạn, bạn muốn nhận con, thêm tên mình vào giấy khai sinh của con khi không đăng ký kết hôn thì đầu tiên bạn hải thực hiện thủ tục để Nhà nước công nhận quan hệ cha con giữa bạn và đứa trẻ đó là thủ tục nhận cha con, xác định cha mẹ con theo quy định của pháp luật. 
            Về quyền nhận con thì Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tại Điều 91 như sau: 
            - Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
- Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
Do vậy quyền nhận con là quyền tự do của mỗi công dân, được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên vẫn cần phải có những điều kiện cụ thể, đã được quy định hướng dẫn rõ ràng tại Điều 30 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau:
- Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này chỉ được thực hiện nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp một hoặc cả hai bên không còn sống tại thời điểm nộp hồ sơ hoặc có tranh chấp về xác định cha, mẹ, con thì vụ việc do Tòa án giải quyết.
- Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha, trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó.
- Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha.
- Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.
Từ quy định trên có thể thấy sự đồng ý của mẹ là bắt buộc nếu con chưa thành niên và nếu con chưa thành niên đủ 09 tuổi trở lên thì việc nhận cha phải có sự đồng ý của con. Nếu mẹ đứa bé đồng ý thì bạn có thể yêu cầu mẹ đứa trẻ viết văn bản đồng ý cho nhận con. 
Về thủ tục nhận con nếu không có tranh chấp thì sẽ được thực hiện tại UBND xã nơi người con đăng ký khai sinh. Cụ thể căn cứ theo Điều 24, 25 Luật Hộ tịch năm 2014 thì trình tự thủ tục như sau: 
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Về hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị để làm thủ tục nhận cha con bao gồm: 
- Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định
- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài)
- Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
- Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con;
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.
Trong trường hợp nếu người mẹ không hợp tác và phản đối việc bạn nhận con thì bạn phải gửi yêu cầu xác nhận quan hệ cha con đến TAND nơi người con đang cư trú để được giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư đối với vấn đề của bạn. 
-------------------------------------------------
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖
 Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
 Website: https://sjklaw.vn/
 Email: sjk.law@hotmail.com
 Hotline: 0962420486  



 
Tags : cha mẹ con, Luật hôn nhân và gia đình 2014
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: