CÓ ĐIỀU KIỆN NÀO HẠN CHẾ VIỆC LY HÔN HAY KHÔNG?
  • 28/112022
  • Trợ lý lý Luật sư Cao Vân

CÓ ĐIỀU KIỆN NÀO HẠN CHẾ VIỆC LY HÔN HAY KHÔNG?

CÓ ĐIỀU KIỆN NÀO HẠN CHẾ VIỆC LY HÔN HAY KHÔNG? CÓ ĐIỀU KIỆN NÀO HẠN CHẾ VIỆC LY HÔN HAY KHÔNG?

Về Quy định của pháp luật 

Đối với vấn đề này thì ta thấy, việc hạn chế quyền ly hôn chỉ được pháp luật HN&GĐ đặt ra với người chồng mà không đặt ra đối với người vợ. Và được quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Bản chất của quy định việc hạn chế ly hôn này là góp phần giúp đỡ các bà mẹ trong tình trạng đặc biệt cần có sự chăm sóc, hỗ trợ từ GĐ mà hơn hết là người chồng. Nên sự chăm sóc, hỗ trợ từ người chồng giúp cho người vợ từ vật chất và tinh thần vượt qua quãng thời gian khó khăn khi người vợ mang thai hoặc nuôi con <12 tháng tuổi. Quy định này còn giúp bảo vệ lợi ích, sức khỏe cho đứa trẻ sắp chào đời hoặc còn quá nhỏ vì nếu như ly hôn trong thời kỳ này, người vợ, thai nhi hoặc trẻ nhỏ sẽ bị tác động chiều hướng tiêu cực về tâm lý và điều này sẽ làm mất ý nghĩa của ly hôn.

* Mặc dù quy định này đã mang lại nhiều ý nghĩa, tuy nhiên thì trên thực tế, vẫn có những tranh chấp, vướng mắc về quy định trên trong một số trường hợp cụ thể nên cần xác định rõ như sau:

Đầu tiên, về trường hợp người phụ nữ sinh con <12 tháng tuổi nhưng không nuôi con. Nhận thấy trên thực tế họ không được xét vào trường hợp đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, do đó người chồng vẫn có quyền yêu cầu ly hôn;

Thứ hai, về việc người phụ nữ MTHVMĐNĐ thì vẫn được coi là đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn;

Thứ ba, đối với trường hợp người phụ nữ nhờ người khácMTH, theo quy định tại Điều 94: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.”. Quy định như vậy có thể hiểu rằng là khi đứa con được sinh ra và được giao cho họ nuôi dưỡng thì người chồng cũng bị hạn chế quyền ly hôn khi con dưới 12 tháng tuổi

Cuối cùng, trong trường hợp người phụ nữ nhận nuôi con nuôi hợp pháp mà đứa con dưới 12 tháng tuổi pháp luật cũng quy định đối với người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.

Xem thêm: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành 

Từ đó, việc áp dụng quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng tại khoản 3 Điều 51 cho trường hợp chồng của người MTH có yêu cầu ly hôn cũng như trường hợp vợ chồng nhận nuôi con nuôi sơ sinh, sẽ tránh hiện tượng quy định dành riêng cho nam giới (người chồng) để bảo đảm bình đẳng cho nhóm nữ (người vợ).

Mặt khác, trong các trường hợp tại khoản 3 Điều 51 thì pháp luật không cho phép giải quyết thuận tình ly hôn vì nên có lẽ sẽ không bảo vệ được tốt nhất quyền lợi cho người vợ và con. Trong trường hợp trên xảy ra thì Tòa án sẽ hướng dẫn vợ chồng chờ cho con đủ 12 tháng tuổi thì mới yêu cầu ly hôn. Và nếu người vợ vẫn muốn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì phải đơn phương ly hôn.

=> Do vậy, việc quy định hạn chế LH không làm mất quyền được xin ly hôn của người chồng chỉ làm gián đoạn quyền này trong một khoảng thời gian nhất định, cụ thể là khi đứa trẻ đủ 12 tháng tuổi. Đến giai đoạn này người vợ về cơ bản đã có thể tự chăm lo cuộc sống của mình, thậm chí là chăm lo cuộc sống cho cả đứa con trong trường hợp ly hôn với người chồng. Đây là một quy định hết sức nhân văn của pháp luật.

Xem thêm: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành 

– Một điều chúng ta thường gặp trong thực tế đó là việc  nhiều người cho rằng chỉ khi đứa con mà người vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi dưới 12 tháng tuổi là con của người chồng hiện tại đó thì người chồng mới không có quyền yêu cầu ly hôn còn nếu đứa con của người vợ là con của một người đàn ông khác người chồng hiện tại thì người chồng vẫn có quyền ly hôn. Thế nhưng, theo quy định của pháp luật thì dù đứa trẻ đó là con của ai và kể cả khi có căn cứ cho rằng bố của đứa trẻ là một người khác thì người chồng vẫn không có quyền yêu cầu ly hôn khi người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Đồng thời, cũng có thể hiểu nếu trong trường hợp người vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà người vợ cảm thấy việc duy trì quan hệ kết hôn đối với người chồng của mình trong thời điểm hiện tại gây tác động xấu đến mình, ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi hoặc đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi thì pháp luật hiện hành cũng có đưa ra các quy định về việc người mẹ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn

 

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : Luật hôn nhân và gia đình 2014
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: