Cấu tạo của Bộ luật hình sự năm 2015
  • 01/032023
  • Trợ lý Luật sư Cao Vân

Cấu tạo của Bộ luật hình sự năm 2015

BLHS gồm Phần thứ nhất - Những quy định chung (sau đây được gọi là Phần chung), Phần thứ hai - Các tội phạm (sau đây được gọi là Phần các tội phạm) và Phần thứ ba - Điều khoản thi hành. Trong các BLHS trước đây không có Phần thứ ba (Điều khoản thi hành) nhưng có Lời nói đầu xác định chức năng của ngành luật hình sự cũng như của BLHS, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chức năng răn đe, giáo dục. Lời nói đầu của BLHS cũng xác định ưách nhiệm thi hành Bộ luật thuộc về tất cả các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân. Khị quy định tội phạm, luật hình sự cố thể đặt tên tội (tội danh) và mô tả tội đó nhưng cũng có thể chi mô tả mà không đặt tên tội.

Phần thứ nhất và Phần thứ hai là nội dung của Bộ luật, được kết cấu theo các chương. Trong đó, Phần thứ nhất có 12 chương và Phần thứ hai có 14 chương.

Phần thứ nhất của BLHS bao gồm các điều luật quy định những vấn đề chung về Bộ luật, về tội phạm, về TNHS, về hình phạt và biện pháp hình sự phi hình phạt. Phần thứ hai bao gồm các điều luật quy định về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt cụ thể có thể áp dụng đối với các tội phạm đó. Các tội phạm cụ thể được chia thành 14 nhóm khác nhau và được quy định ttong 14 chương. Trong 14 chương của Phần các tội phạm có 11 chương có trật tự kết cấu là chương - điều - khoản, 3 chương có trật tự kết cấu là chương - mục - điều - khoản (các chương 18,21 và 23). Trong tất cả các điều của 14 chương Phần các tội phạm chỉ có 4 điều (các điều 122, 352, 367 và 392) là các điều quy định vấn đề chung của nhóm tội, còn lại là các điều quy định về từng tội phạm cụ thể và các khung hình phạt có thể áp dụng đối với các tội cụ thể.

Mỗi điều luật quy định về tội phạm cụ thể đều gắn với tên của một tội phạm cụ thể (tội danh). Thông thường mỗi điều luật gắn với một tội danh nhưng cá biệt có thể gắn với nhiều tội danh. Ví dụ: Điều 354 gắn với tội danh là tội nhận hối lộ; Điều 361 gắn với hai tội danh là tội cố ý làm lộ bí mật công tác và tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác v.v..(1) Mỗi điều luật Phần các tội phạm, xét về nội dung có hai phần là phần mô tả tội phạm và phần xác định hình phạt. Phần mô tả tội phạm thường được gọi là phần quy định và phần xác định hình phạt thường được gọi là phần chế tài. Xét về hình thức cấu trúc, mỗi điều luật gồm các khoản khác nhau.

Phần quy định là phần của điều luật mô tả các dấu hiệu pháp lí của tội phạm mà điều luật quy định. Ví dụ: Điều 168 quy định tội cướp tài sản, trong đó mô tả tội phạm này là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chổng cự được nhằm chiếm đoạt tài sản... ”.

Yêu càu đặt ra cho phần quy định là: Nội dung mô tả phải cho phép nhận biết được tội phạm, đủ để phân biệt tội phạm được quy định với các tội phạm khác và với trường hợp chưa phải là tội phạm mà chỉ là vi phạm. Ví dụ: Nội dung mô tả của phần quy định tại Điều 175 BLHS phải cho phép nhận biết tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác như tộỉ tham ô tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng như cho phép phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm tài sản chỉ là vi phạm hành chính. Cụ thể: Trong phần quy định, điều luật này đã mô tả rõ các dấu hiệu của tội phạm để cho phép nhận biết và phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với các tội phậm khác. Đó là các dấu hiệu: “a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sàn của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điểu kiện, khả năng nhưng cổ tình không trả; (hoặc) b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. ” Đồng thời trong phần quy định, điều luật cũng mô tả các dấu hiệu để phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ là vi phạm: “có giá trị từ bốn triệu đồng (trở lên) hoặc dưới bổn triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều..., chưa được xoá án tích mà còn vi phạm hoặc...”.

Về nguyên tắc, phần quy định của tất cả các điều luật đều phải được thể hiện là sự mô tả tội phạm. Tuy nhiên, trong BLHS vẫn còn có điều luật mà phần quy định chỉ nhắc lại tội danh. Ví dụ: Quy định tại Điều 173 là quy định không mô tả trộm cắp tài sản là gì mà chỉ nhắc lại tội danh ữộm cắp tài sản và quy định dấu hiệu phân biệt tội trộm cắp với hành vi trộm cắp là vi phạm.

Phần chế tài là phần xác định khung hình phạt có thể áp dụng đối với người đã phạm tội được mô tả ở phần quy định. Trong đó khung hình phạt được hiểu là giới hạn giữa mức nhẹ nhất và mức nặng nhất của hình phạt có thể áp dụng đối với người phạm tội. Trong giới hạn đó có thể là có các loại hình phạt khác nhau với mức thấp nhất và cao nhất. Ví dụ: Điều 140 có chế tài ở khoản 1 là: "... cải tạo không giam giữ đển 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”. Khung hình phạt này có 2 loại hình phạt và đều có mức thấp nhất cùng mức cao nhất (6 tháng(l) đến 3 năm; 3 tháng đến 2 năm). Hầu hết các điều luật đều quy định từ 2 khung hình phạt ttở lên, trong đó có 1 khung cho trường hợp bình thường, các khung còn lại là cho trường hợp tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS.

(1). Hình phạt cải tạo không giam giữ có mức thấp nhất là 6 tháng nên khi Bộ luật quy định: Đen 3 năm thì được hiểu ià từ 6 tháng đến 3 năm.

Xét về hình thức cấu trúc, hầu hết các điều luật trong Phần thứ hai đều có từ 2 khoản trở lên. số điều luật có 1 khoản chỉ là cá biệt như Điều 181, Điều 183 V.V.. về nguyên tắc, khoản 1 của điều luật mô tả tội phạm được quy định, còn khoản 2 và các khoản tiếp theo (nếu có) mô tả các trường hợp tăng nặng (hoặc giảm nhẹ) TNHS của tội phạm đó.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 1900636292.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: