Các yếu tố cấu thành khác của tội phạm:
Ngoài yếu tố khách thể, cấu thành tội phạm còn gồm có: chủ thể, mặt chủ quan và mặt khách quan. Cụ thể:
Chủ thể
Chủ thể tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm hai đối tượng: cá nhân và pháp nhân thương mại.
– Chủ thể của tội phạm là cá nhân thực hiện hành vi phạm tội, có đủ khả năng nhận thức và chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình, đạt độ tuổi theo luật định. Hành vi đó được quy định theo pháp luật hình sự.
Pháp luật hình sự quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Ngoài những tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều luật nêu trên thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
– Ngoài ra, chủ thể của tội phạm cũng có thể là pháp nhân thương mại. Việc pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Cá nhân trong pháp nhân thương mại có hành vi trái pháp luật vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dù cho pháp nhân do cá nhân đó làm chủ đã chịu trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện dưới dạng lỗi cố ý hoặc vô ý. Lỗi là trạng thái tâm lý của tội phạm được đánh giá dưới các góc nhìn về động cơ và mục đích của hành vi.
– Lỗi vô ý là khi người thực hiện có thể nhận thức được hành vi của mình có thể hoặc không thể gây nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả của hành vi sẽ không xảy ra hoặc khi hậu quả xảy ra có thể phòng ngừa được. Lỗi vô ý được phân loại thành lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi vô ý do quá tự tin.
– Lỗi cố ý là khi người thực hiện nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó nhưng mong muốn hậu quả đó sẽ xảy ra. Lỗi cố ý được phân loại thành lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
Mặt khách quan
Dấu hiệu khách quan của tội phạm được thể hiện qua tính chất nguy hiểm của hành vi; hậu quả hành vi gây ra; công cụ, phương tiện, thủ đoạn,…. thực hiện hành vi.
Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 1900636292.