CÁC TRƯỜNG HỢP VỢ CHỒNG KHÔNG PHẢI LIÊN ĐỚI TRẢ NỢ
  • 25/102021
  • TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT

CÁC TRƯỜNG HỢP VỢ CHỒNG KHÔNG PHẢI LIÊN ĐỚI TRẢ NỢ

          Trong cuộc sống hôn nhân không chỉ có hạnh phúc và niềm vui, cuộc sống vợ chồng gặp không ít các mâu thuẫn bất đồng, không chỉ là bất đồng về quan điểm các vấn đề xảy ra trong cuộc sống mà vấn đề tiền bạc, của cải cũng là vấn đề nhạy cảm, gây không ít những mâu thuẫn, tranh cãi giữa hai vợ chồng.

            Mâu thuẫn về tiền bạc không chỉ xảy ra trong thời kỳ hôn nhân hay cả khi ly hôn, vấn đề về thực hiện nghĩa vụ, phân chia tài sản vẫn gây không ít khó khăn cho các cặp vợ chồng, đặc biệt là nghĩa vụ thanh toán các khoản vay của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân do một bên vợ hoặc chồng xác lập giao dịch thì trong trường hợp nào phải liên đới cùng nhau chịu trách nhiệm, trường hợp nào là nghĩa vụ riêng, hai bên tự có nghĩa vụ thanh toán, chịu trách nhiệm.

            Pháp luật HN&GĐ quy định cụ thể các nghĩa vụ chung và riêng của vợ chồng cụ thể như sau:

            Thứ nhất, về nghĩa vụ chung của vợ chồng bao gồm:

            Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Thứ hai, về nghĩa vụ riêng của vợ chồng bao gồm:

Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Pháp luật quy định vợ chồng khi ly hôn sẽ phải có trách nhiệm liên đới cùng thực hiện các nghĩa vụ mà trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

  • Nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
  • Các nghĩa vụ chung của vợ chồng trong thười kỳ hôn nhân.

Đồng thời, từ đó có thể xác định các trường hợp vợ chồng khi ly hôn không phải liên đới chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ bao gồm:

Trường hợp 1: Thực hiện giao dịch vay nợ không vì nhu cầu thiết yếu của gia đình

Pháp luật quy định vợ hoặc chồng khi thực hiện các giao dịch vay nợ do một hoặc cả hai bên xác lập thì có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi ly hôn. Phục vụ nhu cầu thiết yếu gia đình đó là chi tiêu, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Do đó, nếu một bên vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch vay tiền, vay tài sản không phải phục vụ cho gia đình, không vì nhu cầu thiết yếu chi tiêu cho gia đình vì một lợi ích cá nhân nào đó thì khi chấm dứt hôn nhân, nếu có căn cứ chứng minh đó là nghĩa vụ riêng, không có căn cứ khẳng định đó là nghĩa vụ chung thì sẽ không phải liên đới chịu trách nhiệm thực hiện nghãi vụ.

Trường hợp 2: Việc vay mượn không dựa trên căn cứ xác lập đại diện giữa hai vợ chồng

Về căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng được quy định tại Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:

Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.

Trường hợp 3: Thuộc trường hợp các nghĩa vụ riêng của vợ hoặc chồng, không thuộc trường hợp các nghĩa vụ chung của vợ chồng

Nghĩa vụ riêng của người nào sẽ do người đó tự chịu trách nhiệm thanh toán khi tiến hành ly hôn, do vậy hai vợ chồng không có trách nhiệm liên đới cùng nhau thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp 4: Trường hợp vợ chồng kinh doanh chung nhưng có thỏa thuận khác hoặc luật HN&GĐ hay quy định của pháp luật khác có liên quan quy định khác về nghĩa vụ vay tiền về đại diện trong quan hệ kinh doanh.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

Tags : CÁC TRƯỜNG HỢP VỢ CHỒNG KHÔNG PHẢI LIÊN ĐỚI TRẢ NỢ, Luật hôn nhân và gia đình 2014
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: