CÁC LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM
  • 29/032023
  • Trợ lý Luật sư Cao Vân

CÁC LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM

1. Người thực hành

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).Theo luật hình sự Việt Nam, trực tiếp thực hiện tội phạm bao gồm hai trường họp sau:

- Trường hợp thứ nhất là trường hợp tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Đây là trường hợp trực tiếp thực hiện tội phạm thông thường. Người phạm tội trong trường hợp này có thể sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội kể cả sử dụng cơ thể người khác hoặc con vật như là công cụ. Trong vụ đồng phạm có thể có nhiều người cùng tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm và họ được gọi là người đồng thực hành. Khi đó không đòi hỏi mỗi người đồng thực hành phải thực hiện đầy đủ hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà có thể mỗi người chỉ thực hiện một phần hành vi đó nhưng đòi hỏi hành vi tổng hợp của họ phải là hành vi có đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm.

Ví dụ: Trong vụ đồng phạm hiếp dâm, A và B giữ nạn nhân để c thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân. Ở đây, hành vi của từng người đồng phạm không thoả mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tội hiếp dâm vì cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm đòi hỏi có hành vi giao cấu và hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc… (Xem: Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).Tuy nhiên, hành vi tổng họp của A, B và c thoả mãn hết các dấu hiệu đó. Tất cả những người đồng phạm này (nam giới) đều được coi là người thực hành - đều là người trực tiếp thực hiện tội hiếp dâm. Đối với những tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt thì người đồng thực hành chỉ có thể là người có đủ dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Nếu không có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt, họ chỉ có thể là người giúp sức hoặc có thể phạm tội khác.

Ví dụ: Trong trường hợp chị B đã dùng vũ lực để cho anh A giao cấu với nạn nhân, B chỉ có thể là người giúp sức vì chủ thể của tội hiếp dâm phải là nam; trong trường hợp hai vợ chồng cùng thực hiện hành vi giết con mới đẻ, chồng phạm tội giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) còn vợ phạm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) (nếu thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm này) vì tội phạm được quy định tại Điều 124 đòi hỏi chủ thể phải là mẹ của nạn nhân.

- Trường hợp thứ hai là trường họp không tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm như không tự mình thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác (đâm, bắn, chém...) hoặc không tự mình thực hiện hành vi hủy hoại tài sản (đốt cháy, đập, phá...) mà chỉ có hành động (cố ý) tác động người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả ttong cấu thành tội phạm nhưng họ lại không phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với người đã tác động. Việc người đã thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự có thể vì một trong các lí do sau:

- Họ là người không có năng lực trách nhiệm hình sự (chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hoặc trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017);

- Họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý do sai lầm;

- Họ được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức tinh thần.

Từ những đặc điểm đã phân tích trên có thể có một số ví dụ về người thực hành ở dạng thứ hai: A và B xúi c 12 tuổi đốt nhà hàng xóm. Trong trường hợp này A và B là người thực hành (ở dạng thứ hai) tội huỷ hoại tài sản; hoặc A và B đã lừa dối và nhờ c đi lĩnh hàng hộ bằng phiếu lĩnh hàng giả. Trong trường hợp này A và B là người thực hành (ở dạng thứ hai) tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

Do đặc điểm riêng, người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng thứ hai không thể xảy ra ở những tội đòi hỏi chủ thể phải tự mình thực hiện như tội hiếp dâm (Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) hoặc tội loạn luân (Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)... Ở những tội phạm này chỉ có thể có người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng thứ nhất.

Trong vụ đồng phạm, có thể chỉ có một người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng thứ hai nhưng cũng có thể có nhiều người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng này như trưởng hợp hai người cùng xúi giục (bằng cách thuê tiền) đứa trẻ 10 tuổi đốt nhà người khác; hoặc cũng có thể có người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng thứ nhất và có người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng thứ hai như trường hợp xúi giục đứa trẻ 13 tuổi cùng với người có đủ điều kiện của chủ thể gây thương tích cho người khác.

Người thực hành thường là người giữ vai trò quan ưọng trong vụ án nhưng cũng có nhiều trường hợp, người thực hành không phải là người đóng vai trò chính trong vụ đồng phạm. Tuy nhiên, về mặt pháp lí, hành vi của người thực hành được coi có vị trí trung tâm vì nhiều vấn đề về định tội và quyết định hình phạt được giải quyết căn cứ vào hành vi này.

Ví dụ: vấn đề định tội danh, vấn đề xác định giai đoạn phạm tội, vấn đề đánh giá tính nghiêm trọng của vụ án dưới góc độ công cụ, phương tiện, thủ đoạn phạm tội V.V..

2. Người tổ chức

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Trước khi có BLHS đầu tiên - BLHS năm 1985, các khái niệm chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy thường chỉ được dùng để chỉ người tổ chức trong các vụ phạm tội phản cách mạng (nay là các tội xâm phạm an ninh quốc gia).

Thực tiễn chống tội phạm trong những năm qua cho thấy hoạt động của người tổ chức trong các vụ án nói chung cũng đa dạng. Việc dùng những khái niệm khác nhau để chỉ người tổ chức cho sát với thực tế là điều cần thiết. Do vậy, BLHS đầu tiên và Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hiện hành đều đã xác định người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Trong đó:

- Người chủ mưu là người đề xướng chủ trương, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm. Chủ mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể không;

- Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm;

- Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.

Tóm lại, trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác, người tổ chức là người giữ vai trò thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đó.

Người thành lập là người đã đề xướng việc thiết lập nhóm đồng phạm hoặc chỉ là người đã thực hiện việc đề xướng đó như rủ rê, lôi kéo người khác tham gia vào nhóm đồng phạm; thiết lập các mối liên hệ tổ chức giữa những người đồng phạm với nhau V.V..

Người điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm bao gồm:

- Những người giữ vai trò điều khiển hoạt động chung của toàn nhóm như vạch phương hướng hoạt động; vạch các kế hoạch thực hiện, phân công vai trò, nhiệm vụ cho những người đồng phạm khác;

- Những người chỉ giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện vụ việc phạm tội cụ thể của nhóm đồng phạm.

Với vai trò như vậy, người tổ chức luôn luôn được coi là người có hành vi nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm. Do vậy, trong nguyên tắc xử lí được quy định ở Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy đã bị coi là loại đối tượng cần phải nghiêm trị.

3. Người xúi giục

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Theo định nghĩa trên, người xúi giục có thể có hành vi kích động, hành vi dụ dỗ, hành vi thúc đẩy người khác với đích hướng tới là để người khác thực hiện tội phạm. Trong đó, thúc đẩy có nội dung bao quát vì kích dộng hay dụ dỗ đều là thủ đoạn để thúc đẩy người khác.

Đặc điểm chung của người xúi giục là tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác, khiến người này phạm tội. Người xúi giục có thể là người đã nghĩ ra việc phạm tội và thúc đẩy cho tội phạm đó được thực hiện thông qua người khác. Do vậy, có thể gọi người xúi giục là "tác giả tinh thần" của tội phạm nhưng người xúi giục cũng có thể chỉ có tác động thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có. Người xúi giục cũng có thể cùng tham gia thực hiện tội phạm nhưng cũng có thể không. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng các thủ đoạn khác nhau như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh V.V..

Hành vi xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số người nhất định. Việc kêu gọi, hô hào phạm tội mà không hướng tới người xác định thì không phải là hành vi xúi giục. Đặc điểm

này có thể được gọi là tính trực tiếp của hành vi xúi giục.

Hành vi xúi giục phải hướng tới việc thực hiện tội phạm cụ thể. Hành vi phổ biến, gieo rắc tư tưởng xấu cho một người hoặc một số người và khiến họ phạm tội không phải là hành vi xúi giục trong đồng phạm mà chỉ có thể cấu thành tội độc lập khác như tội dụ dỗ, ép buộc... người dưới 18 tuổi phạm pháp (Điều 325 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Đặc điểm này có thể được gọi là tính cụ thể của hành vi xúi giục.

về mặt chủ quan, cần xác định người xúi giục có ý định rõ ràng thúc đẩy người khác phạm tội. Những người có lời nói hoặc việc làm có thể gây ảnh hưởng đến việc phạm tội của người khác nhưng không có ý định thúc đẩy người này phạm tội thì cũng không phải là người xúi giục.

Hành vi xúi giục có mức độ nghiêm trọng khác nhau, tuỳ đặc điểm riêng của người xúi giục và người bị xúi giục cũng như tuỳ mối quan hệ giữa họ với nhau. Theo đó, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tôn giáo, tín ngưỡng, sự nhẹ dạ của những người chưa đủ 18 tuổi để thúc đẩy họ phạm tội là những trường hợp nghiêm ưọng.

4. Người giúp sức

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Theo định nghĩa trên, người giúp sức là người tạo điều kiện cho người thực hành để họ thực hiện tội phạm. Điều kiện giúp người thực hành thực hiện tội phạm có thể là điều kiện vật chất hoặc điều kiện tinh thần.

Trong thực tế, giúp sức vê vật chất có thể là cung cấp công cụ, phương tiện hoặc khắc phục những trở ngại đối với việc thực hiện tội phạm... để tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm được dễ dàng, thuận lợi hơn.

Giúp sức về tinh thần là cung cấp những gì tuy không có tính vật chất nhưng cũng tạo cho người thực hành điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hiện tội phạm như chỉ dẫn, góp ý cho việc chuẩn bị, việc thực hiện hoặc việc che giấu tội phạm; cung cấp tình hình nơi tội phạm được thực hiện hoặc tình hình về nạn nhân V.V..

Thông thường, hành vi giúp sức được thực hiện dưới dạng hành động nhưng cũng có thể có trường hợp dưới dạng không hành động. Đó có thể là trường hợp của người có nghĩa vụ pháp lí phải hành động nhưng đã cố ý không hành động và qua đó đã loại trừ trở ngại khách quan ngăn cản việc thực hiện tội phạm của người trực tiếp thực hiện tội phạm, tạo điều kiện cho người đó có thể thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm được đến cùng. Ví dụi A khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ đã phát hiện ra B là bạn mình đang mang tài sản vừa lấy được trong kho của cơ quan ra khỏi khu vực cơ quan nhưng đã không bắt giữ mà để cho B tiếp tục thực hiện hành vi đó.

Dạng giúp sức đặc biệt được thực tiễn xét xử từ trước đến nay thừa nhận vặ coi là dạng giúp sức tinh thần là giúp sức qua lòi hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội, che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc sẽ tiêu thụ các vật do phạm tội mà có sau khi tội phạm được thực hiện xong. Lời hứa hẹn trước của người giúp sức tuy không tạo ra những điều kiện thuận lợi cụ thể nhưng có tác động đến việc thực hiện tội phạm. Sự tác động này thể hiện ở chỗ củng cô ý định phạm tội, củng cố quyết tâm phạm tội hoặc quyết tâm phạm tội đến cùng của người trực tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi thực hiện tội phạm xảy ra hay không xảy ra, có thể tiếp tục xảy ra hay dừng lại có thể phụ thuộc vào lời hứa hẹn của người giúp sức. Chính do có sự tác động tinh thần như vậy mà luật hình sự Việt Nam đã coi hành vi hứa hẹn cũng là dạng giúp sức tinh thần. Lời hứa hẹn của người giúp sức có thể xảy ra trước khi tội phạm được thực hiện nhưng cũng có thể xảy ra khi việc thực hiện tội phạm đang diễn ra. Luật hình sự Việt Nam không đòi hỏi lời hứa hẹn của người giúp sức phải được thực hiện vì việc thực hiện lời hứa xảy ra sau khi tội phạm được thực hiện xong nên không ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm.

Hành vi giúp sức nói chung thường được thực hiện trước khi người thực hành thực hiện tội phạm nhưng cũng có trường hợp người giúp sức tham gia khi tội phạm đang được thực hiện.

Hành vi bàn bạc, góp ý của người giúp sức có thể bị nhầm lẫn với hành vi xúi giục. Người giúp sức khác người xúi giục ở chỗ hành vi giúp sức không có tính chất quyết định trong việc thúc đẩy người khác phạm tội. Họ chỉ “giúp” người khác đã có ý định phạm tội có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện tội phạm hoặc yên tâm hơn khi thực hiện tội phạm.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 1900636292.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: