BẢO VỆ QUYỀN LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG CỦA CÁC CON KHI VỢ CHỒNG LY HÔN
  • 25/112022
  • Trợ lý lý Luật sư Cao Vân

BẢO VỆ QUYỀN LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG CỦA CÁC CON KHI VỢ CHỒNG LY HÔN

BẢO VỆ QUYỀN LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG CỦA CÁC CON KHI VỢ CHỒNG LY HÔN BẢO VỆ QUYỀN LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG CỦA CÁC CON KHI VỢ CHỒNG LY HÔN

1. Khái niệm

 Bảo vệ quyền lợi chính đáng là sự ghi nhận các quyền con người được bảo vệ bằng pháp luật và phải đảm bảo cho quyền đó được thực hiện. Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân khi bị xâm phạm thì pháp luật Việt Nam có những biện pháp xử lý các hành vi vi phạm thông qua chế tài xử phạt hành chính hình sự tùy theo mức độ vi phạm của đối tượng

Xem thêm: Luật HN&GĐ năm 2014

Quyền của con khi cha mẹ ly hôn là bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em khi cha mẹ chúng ly hôn. Đó chính là việc che chở, giữ gìn, ngăn ngừa hoặc hạn chế hoặc chống lại hành vi xâm phạm các quyền của trẻ em đặc biệt trong hoàn cảnh cha mẹ ly hôn.

Bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn được thể hiện thông quá các biện pháp, cơ chế, cách thức được pháp luật quy định nhằm bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của con trên thực tế, đảm bảo cho các quyền cơ bản của con không bị xâm phạm, hạn chế hoặc bị ảnh hưởng xấu do việc ly hôn của cha mẹ gây ra, cũng như đảm bảo nghiêm khắc, kịp thời mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của con.

2, Con được bảo vệ như thế nào khi cha mẹ ly hôn?

Thứ nhất, Về việc đứa trẻ sẽ được giao cho ai khi cha mẹ đã ly hôn

- Đầu tiên đối với việc này thì khi giải quyết các vụ việc ly hôn thì phải xem xét giao con ai là người trực tiếp nuôi phải dựa trên những nguyên tắc nhất định của pháp luật - nguyên tắc vì lợi ích mọi mặt của con

- Mặt khác, xem xét vấn đề này thì cơ quan Tòa án phải dựa vào nhiều yếu tố như: Đạo đức và lối sống; điều kiện kinh tế, công tác, thời gian có dành cho con nhiều không? Và môi trường sinh sống của cha hoặc mẹ sẽ quy định về việc ai sẽ là người nuôi dưỡng trực  tiếp con.

Thứ hai, Khi ly hôn con cái còn được bảo vệ quyền nhân thân là việc khi cha mẹ phải đáp ứng các quyền như ăn, ở và học hành, nuôi dưỡng.

- Sau khi cha mẹ đã chấm dứt quan hệ hôn nhân, thì hai người vẫn có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con. Vấn đề này đã được quy định tại điều 81 luật HNVGĐ

- Nếu như hai vợ chồng đã ly hôn theo pháp luật thì họ sẽ không thể cùng nhau trong việc thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng con cái mà người  trực tiếp nuôi con sẽ thực hiện việc này. Nhưng về người không trực tiếp nuôi con thì sẽ thực hiện nv này qua công việc đó là thăm nom và cấp dưỡng cho đứa trẻ.

Thứ ba, con được bảo vệ quyền lợi về vấn đề cấp dưỡng

-  Về vấn đề này thì pháp luật có quy định cấp dưỡng là một trong số những nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc con phải thực hiện.

- Đối với việc cấp dưỡng, để có thể thực hiện đúng cũng như để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được cấp dưỡng thì bên phía tòa án căn cứ dựa vào hai điều là: về nhu cầu thiết yếu của người con và thu nhập của nó.; tiếp đến là khả năng thực tê mà bên có nghĩa vụ cấp dưỡng có được.

Thứ tư, sau khi cha mẹ thì con cái có thể được thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng.

- Đối với vấn đề này thì tùy vào từng trường hợp mà cơ quan Tòa án dẽ xem xét và quyết định có hay không việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : Luật hôn nhân và gia đình 2014
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: