BẢO LƯU BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
  • 07/072022
  • Chuyên viên Nguyễn Hoài

BẢO LƯU BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động được xác định như sau:

- Người lao động đóng 1% tiền lương tháng.

- Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.

Trong đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, với mức lương đóng tối đa như sau:

- Người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương cơ sở = 29,8 triệu đồng/tháng

- Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Như vậy, nếu người lao động bị chấm dứt hưởng thất nghiệp có được bảo lưu khoảng thời gian này hay không? Nếu có, cách tính thời gian bảo lưu này dược thực hiện ra sao?

Căn cứ theo khoản 3 điều 53 Luật Việc Làm 2013 đã quy định:

“3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng thất nghiệp trong các trường hợp sau:

a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

b) Tìm được việc làm;

c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

d) Hưởng lương hưu hằng tháng;

đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;

e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;

g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;

k) Chết;

l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;

n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.”

   Song, tại khoản 4 Điều 53 Luật Việc Làm  2013 quy định:

“4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.

 Như vậy, nếu thuộc vào một trong các trường hợp trên thì người lao động sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đây là quy định pháp luật góp phần tạo điều kiện cho người lao động trên toàn quốc khi rơi vào các hoàn cảnh, trường hợp khó khăn mà đã được dự liệu trước."

Vậy cách tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thát nghiệp ra sao? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi xin dẫn chiếu đến điều luật sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, thời gian đóng BHXH được bảo lưu được tính như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp - Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong đó, thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo nguyên tắc, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp

———————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : Các vấn đề pháp lý, Sjklaw, Tin tức, Trình tự thủ tục, Tư vấn
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: