XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
  • 13/102021
  • LÊ TIẾN ĐẠT

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

 

  1. Cơ sở pháp lý
  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định 91/2019/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
  1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Theo quy định tại Nghị đinh 91/2019/NĐ – CP thẩm quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch UBND các cấp và thanh tra chuyên ngành

  • Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp theo Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ – CP. Chủ tịch UBND cấp xã có thể xử phạt tối đa 5 triệu đồng đối với cá nhân và 10 triệu đồng đối với tổ chức. Chủ tịch UBND cấp huyện xử phạt tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và thành tra chuyên ngành đất đai có thể xử phạt tối đa 500 triệu đồng đối với cá nhân và 1 tỷ đồng đối với tổ chức.
  • Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành theo Điều 39 Nghị định 91/2019/NĐ – CP gồm: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thành tra chuyên ngành đất đai do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổng cục Tổng cục Quản lý đất, Thanh tra chuyên ngành xây dựng có thẩm quyền xử phạt VPHC đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 của Nghị định 91/2019/NĐ – CP, Thanh tra Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Công an.
  1. Thủ tục xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai

Bước 1: Phát hiện hành vi và lập biên bản VPHC

Người có thẩm quyền lập biên bản VPHC gồm:

  • Người có thẩm quyền xử phạt VPHC
  • Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và hoạt động dịch vụ về đất đai.

Biên bản VPHC trong lĩnh vực quản lý đất đai được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý VPHC và Nghị định số 81/2013/NĐ – CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 97/2017/NĐ – CP.

       Bước 2: Ban hành quyết định xử phạt VPHC

  • Thời hạn ban hành quyết định xử phạt VPHC là 07 ngày, đối với trường hợp phức tạp thì 30 ngày, đối với trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì tối đa 60 ngày, kể từ ngày lập biên bản VPHC.  
  • Sau khi ban hành quyết định xử phạt VPHC, quyết định buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không xử phạt thì phải gửi cho cá nhân/tổ chức vi phạm trong thời hạn 02 ngày làm việc. Việc gửi quyết định trực tiếp cho người vi phạm phải có biên bản ký nhận, có xác nhận của người chứng kiến hoặc đại diện chính quyền địa phương.

Bước 3. Thị hành quyết định xử phạt.

Bước 4. Tổ chức cưỡng chế

Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

  • Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm
  • Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
  • Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
  • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý VPHC. 

    Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

    Luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

    Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

    Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Trân trọng ./.

Tags : Luật đất đai 2013, XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: