XÂY NHÀ CÓ TƯỜNG, RÀO CHE BỊT CỬA NHÀ HÀNG XÓM
  • 28/122022
  • Trợ lý Luật sư Cao Vân

XÂY NHÀ CÓ TƯỜNG, RÀO CHE BỊT CỬA NHÀ HÀNG XÓM

“Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là tư tưởng được người Việt coi trọng và giữ gìn. Tuy nhiên, ở gần không tránh khỏi những mâu thuẫn và xung khắc. Hàng xóm liền kề không chỉ giúp đỡ nhau về mặt tinh thần mà còn hỗ trợ nhau trong chuyện xây nhà. Thực tế có nhiều vụ việc xảy ra vì xây nhà ở không đúng quy định và có sự xâm phạm đến ranh giới thuộc sở hữu của hàng xóm.

Trong trường hợp xây tường bịt lối đi, bịt cửa nhà xóm có bị xử phạt hay không?

QUY ĐỊNH VỀ MỐC RANH GIỚI NGĂN CÁCH BẤT ĐỘNG SẢN

Căn cứ theo Khoản 1, 2 Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

  1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
  2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

Với không gian nông thôn thì việc chia ranh giới, cũng như xây nhà cạnh hàng xóm khá đơn giản và dễ dàng vì mật độ dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, với khu ở tại đô thị thì việc xây nhà trong khu dân cư phức tạp hơn, do mật độ dân cư đông đúc.

Người dân khi xây nhà tại thành phố thường lựa chọn cách "chung tường" với hàng xóm. Dựa trên nhu cầu muốn cải tạo nhà ở, hoặc xây mới, cơi nơi nhà ở, việc "đụng chạm" đến lối đi của hàng xóm là không tránh khỏi. Tuy nhiên, về mặt lý luận, mỗi công dân đều có quyền với tài sản của mình và có trách nhiệm với tài sản của người khác và tài sản chung của toàn xã hội. Do vậy, trường hợp công dân xâm phạm đến quyền về tài sản của người khác, có thể bị xử lý về mặt hành chính.

Trường hợp xây bít cửa, bít lối ra của hàng xóm thì pháp luật quy định ra sao?

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 về Quyền về lối đi qua:

Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quy định này có ý nghĩa: Nếu hàng xóm không còn lối đi nào khác thì đương sự không được xây tường chặn lối ra, hoặc gây cản trở lối ra.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

 

Tags : Bộ luật dân sự 2015
popup

Số lượng:

Tổng tiền: