TUYÊN BỐ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ PHÁ SẢN
  • 11/112021
  • Trợ lý lý Luật sư Thu Hoài

TUYÊN BỐ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ PHÁ SẢN

+ Các trường hợp Tòa án tuyên bố phá sản. Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản khi hội nghị chủ nợ không thành. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp hội nghị chủ nợ, tòa án nhân dân gia quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong các trường hợp: Triệu tập hội nghị chủ nợ lần hai mà vẫn không đủ số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm, thì tòa án có thể quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; Hội nghị chủ nợ không thông qua được nghị quyết vì không có đủ quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành; Không tổ chức lại được hội nghị chủ nợ hoặc hội nghị chủ nợ không thông qua được nghị quyết trong đó quyết định phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

+ Trường hợp tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có nghị quyết hội nghị chủ nợ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản thì tòa án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

Sau khi hội nghị chủ nợ thông qua Nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, tòa án nhân dân quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong các trường hợp: doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục vụ hoạt động kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản phải có các nội dung theo quy định tại Điều 108 Luật phá sản 2014 và có hiệu lực  thi hành từ ngày ra quyết định.

+ Đề nghị xem xét lại, kháng nghị và giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản.

Chủ thể có quyền đề nghị xem xét lại quyết định phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã của tòa án bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các chủ nợ, người nộp đơn. Quyền kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc về viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản. Thời gian đến nghị xem xét lại, kháng nghị là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc được thông báo hợp lệ quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sống trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, kháng nghị. Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản phải gửi hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị cho tòa án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, tổ thẩm phán phải tổ chức phiên họp và ra một trong các quy định: không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; sửa quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho tòa án nhân dân cấp dưới có thẩm quyền giải quyết lại. ( quy định tại Điều 112 Luật phá sản 2014).

Luật phá sản năm 2014 đã quy định về việc xem xét đơn đề nghị, kháng nghị theo thủ tục đặc biệt để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đồng thời không làm mất lòng tin của người dân và xã hội và hoạt động của tòa án. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp ra quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị mà có đơn đề nghị xem xét lại của người tham gia thủ tục phá sản, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc kiến nghị của tòa án nhân dân thì tránh án tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó khi có một trong các căn cứ như: Có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về phá sản; hoặc phát hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định tuyên bố phá sản mà tòa án nhân dân, người tham gia thủ tục phá sản không thể biết được khi tòa án nhân dân gia quyết định.

Khi có một trong các căn cứ nêu trên, tòa án nhân dân tối cao sẽ xem xét giải quyết và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, kiến nghị, chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền ra một trong các quyết định sau: Không chấp nhận để nghị xem xét lại, kiến nghị và giữ nguyên quyết định của Toà án nhân dân cấp dưới; Huỷ quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản của Toà án nhân dân cấp dưới, quyết định giải quyết để nghị xem xét lại, kiến nghị của Toà án nhân dân cấp trên trực tiếp và giao hồ sơ về phá sản cho Toà án nhân dân cấp dưới giải quyết lại.

Quyết định giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị của tránh án tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với SJKLaw theo các phương thức sau:

Tư vấn trực tiếp: Văn phòng đại diện công ty Luật trách nhiệm hữu hạn SJKLaws, địa chỉ tại : Số 3 ngõ 115 Nguyễn Khang, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Dịch vụ luật sư tư vấn qua số điện thoại tổng đài: 0962420468- 0933192699

Tư vấn qua email: nội dung yêu cầu tư vấn đến địa chỉ email: sjk.law@hotmail.com

 

           

           

Tags : Các vấn đề pháp lý, Doanh nghiệp, Pháp luật doanh nghiệp, Phá sản doanh nghiệp, Sjklaw, Tuyên bố phá sản
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: