TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC XEM LÀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO GIẢ TẠO?
  • 14/102022
  • Trợ lý Luật sư - Vũ Quỳnh

TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC XEM LÀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO GIẢ TẠO?

TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC XEM LÀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO GIẢ TẠO?

1, quy định PL về GDDS vô hiệu do giả tạo

Theo pháp luật dân sự hiện hành, tại điều 124 thì có quy định cụ thể về trường hợp này như sau: Đó là khi các bên tiến hành xác lập GDDS một cách giả tạo để nhằm che giấu một GDDS khác thì lúc này GDDS giả tạo vô hiệu, còn GDDS bị che giấu đó vẫn có hiệu lực, trừ những trường hợp giao dịch đó có quy định khác của PL

Đồng thời, trường hợp xác lập GDDS giả tạo với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba thì GD đó cũng vô hiệu

2, Như thế nào là hành vi giả tạo

Có nhiều khái niệm được đặt ra để giải thích cho hành vi này, tuy nhiên khái quát lại có thể hiểu hành vi giả tạo chính là hành vi cố ý khi mà một bên mong muốn đạt được một mục đích nào đó và mục đích đó lại bị che giấu bởi 1 giao dịch DS khác khiến cho bên tham gia GD không thể biết được khi tiến hành xác lập giao dịch

Bên cạnh đó, đối với hành vi xác lập gia dịch giả tạo nhằm để trốn tránh một nghĩa vụ nào đó với người khác hoặc là hành vi cố ý để chiếm đoạt những lợi ích mà người xác lập giao dịch giả tạo không có quyền đuộc huowengr hoặc có quyền được hưởng những lại được hưởng iys hơn mục đích của ngươi đó thì sẽ có thể đạt được thông qua việc xác lập giao dịch giả tạo.

Xét về trường hợp GDDS vô hiệu do giả tạo có một đặc điểm để nhận biết và phân biệt đối với các trường hợp vô hiệu khác đó là các bên trong giao dịch hoàn toàn tự nguyện xác lập giao dịch nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng đối với ý chí đích thực của họ, nghĩa là có sự tự nguyện nhưng lại không có sự thống nhất về ý chí giữa các chủ thể.

3, Một số trường hợp giả tạo

Thứ nhất, trường hợp giả tạo để nhằm che giấu đi một giao dịch khác.

Tức là bao gồm cả hành vi giả tạo và hành vi che giấu một GD khác. Theo quy định của PL dân sự tại điều 124 thì khi đó GDDS giả tạo bị vô hiệu, còn đối với giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực nếu như GDDS đó bị che giấu đó có thể đáp ứng được đầy đủ các điều kiện có hiệu lực PL của GDDS.

Ví dụ: Anh A đưa xe máy cho anh B nhờ giữ hộ, nhưng đồngthời lại ký một hợp đồng mua bán xe máy với C. Như vậy lúc này hợp đồng này không có giá trị pháp lý

Thứ hai, trường hợp giao dịch giả tạo với mục đích trốn tránh nghĩa vụ đối với bên thứ ba.

Trường hợp này phải bao gồm hai hành vi đó là hành vi giả tạo và hành vi trốn trãnh nghĩa vụ đối với người thứ ba

Ví dụ: Các bên đã thỏa thuận với nhau giao kết hợp đồng tặng cho, thế nhưng lại không làm phát sinh quyền của người được tặng cho để nhằm trốn tranh nghĩa vụ trả nợ đối với người cho vay trước đó (người thứ ba). Lúc này thì hợp đồng giả tạo sẽ bị vô hiệu.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, vô hiệu
popup

Số lượng:

Tổng tiền: