TRUẤT QUYỀN THỪA KẾ
  • 25/112022
  • Trợ lý lý Luật sư Cao Vân

TRUẤT QUYỀN THỪA KẾ

I. KHÁI NIỆM

Truất quyền hưởng di sản thừa kế là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản trong di chúc về việc phế truất quyền hưởng di sản thừa kế của một hoặc một số người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản và từ đó người bị truất quyền không còn là người thừa kế của người đã mất. 

II. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA VIỆC TRUẤT QUYỀN HƯỞNG DI SẢN. 

Người để lại di sản muốn truất quyền hưởng di sản thừa kế của một người thông qua di chúc cần phải tuân theo các quy định của pháp luật dân sự đối với một di chúc hợp pháp. Theo đó, người lập di chúc phải là cá nhân và phải có đủ các điều kiện theo yêu cầu của pháp luật về thừa kế. Việc truất quyền hưởng di sản thừa kế chỉ có hiueej lực khi đáp ứng được các điều kiện sau: 

1. Về năng lực hành vi của người truất quyền. 

- Những người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chết năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người không có hoặc không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. 

- Theo Bộ luật dân sự 2015 thì chỉ những cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được thực hiện việc truất quyền hưởng di sản thừa kế. 

- Người đủ mười lăm tuổi nhưng chưa đủ mười tám tuổi vẫn có thể thực hiện quyền truất quyền di sản thừa kế, nếu việc lập di chúc của họ được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý theo quy định tại khoản 2 , Điều 630 Bộ luật dân sự 2015. 

2. Điều kiện về sự tự nguyên của người truất quyền. 

- Người truất quyền không bị lừa dối. BLDS 2015 đã quy định về lừa dối trong giao dịch dân sự là "hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.". (Điều 127 BLDS 2015) 

Ví dụ: Ông A có hai người con là A và B. do muốn được độc chiếm di sản thừa kế, B đã cung cấp cho ông A những thông tin sai sự thật rằng C nhiều lần chia sẻ với B mong muốn ông A chết sớm để sớm được phân chia di sản. Ông A từ thông tin mà B kể đã hiểu sai về C và thực hiện truất quyền hưởng di sản thừa kế của C trong di chúc. 

- Người truất quyền không bị đe dọa, cưỡng ép. BLDS 2015 đã quy định về đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là : "hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình." (Điều 127 BLDS 2015) 

Ví dụ: cụ A có hai người con là C và D. Vì biết cụ A có mâu thuẫn với mình và có ý định truất quyền hưởng di sản thừa kế khi lập di chúc, D đã lên phòng riêng của cụ A khi cụ A đang viết di chúc và dùng vũ lực uy hiếp cho A, buộc cụ A không được truất quyền hưởng di sản thừa kế của D mà phải chia tài sản cho mình. 

3. Nội dung không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. 

4. Hình thức của việc truất quyền. 

Truất quyền hưởng di sản thừa kế muốn có hiệu lực cần đảm bảo đúng quy định của pháp luật về hình thức di chúc. 

THeo BLDS 2015 quy định thì "Di chúc phải lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc văn bản thì có thể di chúc miêng" . 

Tương ứng với từng loại di chúc, việc lập di chúc lại cần tuân theo những trình tự nhất định, đồng thời không trái với quy định của pháp luật. 

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

? Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận cầu giấy Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

? Website: sjklaw.vn

? Email: sjk.law@hotmail.com

☎ Hotline: 0962420486

Tags : Bộ luật dân sự 2015
popup

Số lượng:

Tổng tiền: