THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
  • 28/102021
  • Trợ lý lý Luật sư Thu Hoài

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Công ty TNHH là một loại hình công ty được đánh giá là có nhiều tính ưu, được nhà đầu tư lựa chọn bởi bản chất pháp lý của nó. Luật doanh nghiệp 2020 quy định công ty TNHH bao gồm: công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Đặc điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên

            + Đặc điểm về thành viên. Thành viên công ty là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty. Số lượng thành viên của công ty tối thiểu là 02 và không vượt quá 50 thành viên. Công ty TNHH được xem là loại hình công ty mang tính chất gia đình, giữa các thành viên công ty thường có mối quan hệ gần gũi.

            + Về tư cách pháp lý. Công ty TNHH là một pháp nhân. Một tổ chức khi đáp đứng đầy đủ về điều kiện thành lập, cơ cấu tổ chức, độc lập về tài sản, trách nhiệm và tham gia các quan hệ pháp luật độc lập với tư cách là nguyên đơn, bị đơn thì tổ chức đó được công nhận là pháp nhân. Pháp nhân chủ yếu gồm: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Công ty TNHH hai thành viên là tổ chức có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch và được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp..

            + Trách nhiệm tài sản. Công ty TNHH chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty bằng tài sản của công ty. Đồng thời, tài sản của công ty TNHH tách bạch độc lập với tài sản thành viên công ty. Các thành viên trừ trường hợp chưa góp vốn hoặc góp vốn chưa đủ số vốn đã cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Đối với các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần số vốn đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty phát sinh trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên. Công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ đóng thuế như công ty hợp danh.

            + Chuyển nhượng vốn. Thành viên trong công ty được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác và việc chuyển nhượng phải được tuân thủ theo những điều kiện nhất định. So với việc chuyển nhượng vốn của thành viên CTCP thì thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có phần hạn chế hơn.

            + Về huy động vốn. Công ty TNHH không được phát hành cổ phần. Phát hành cổ phần được hiểu là hành vi tạo lập vốn ban đầu cũng như trong quá trình hoạt động công ty. Điều này, so với CTCP thì việc người ngoài gia nhập vào công ty TNHH sẽ có phần hạn chế hơn. Công ty TNHH được phát hành trái phiếu để huy động vốn khi đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật và theo điều lệ công ty.

Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

            Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên (theo mẫu tại Phụ lục I-3 – Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

- Điều lệ công ty (bao gồm họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức);

- Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên ( theo mẫu tại Phụ lục I-6 – Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật: giấy tờ chứng thực (CMND/Căn cước công dân/Hộ Chiếu) còn hiệu lực;

- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức:  cần quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng

- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

 - Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

- Giấy ủy quyền cho SJKLaw thay mặt quý khách thực hiện thủ tục

Bước 2: Nộp hồ sơ

            Đăng ký qua mạng điện tử: Người có thẩm quyền ký giấy đề nghị hoặc để người được ủy quyền là SJKLaw thay mặt quý khách kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và hoàn tất hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên. Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

Lưu ý về thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.

 Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với SJKLaw theo các phương thức sau:

Tư vấn trực tiếp: Văn phòng đại diện Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn SJKLaw, địa chỉ tại : Số 3 ngõ 115 Nguyễn Khang, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Dịch vụ luật sư tư vấn qua số điện thoại tổng đài: 0962420468- 0933192699

Tư vấn qua email: nội dung yêu cầu tư vấn đến địa chỉ email: sjk.law@hotmail.com

Tags : Các vấn đề pháp lý, Công ty TNHH, Doanh nghiệp, Pháp luật doanh nghiệp, Sjklaw, Trình tự thủ tục
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: