THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
  • 11/112021
  • Trợ lý lý Luật sư Thu Hoài

THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. 

Đây là một trong những căn cứ để xác định một doanh nghiệp hợp tác xã liệu đã bị mất khả năng thanh toán nợ hay chưa. Đồng thời, xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã còn chi phối việc lựa chọn thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết phá sản và áp dụng hàng loạt các biện pháp bảo toàn tài sản có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xử lí tài sản. Luật Phá sản năm 2014 không có điều luật quy định riêng và khai niệm tài sản phá sản mà chỉ quy định theo hướng liệt kê các loại tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán tại Điều 64 theo đó:

+ Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán gồm: Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản; Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản; Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm; Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai; Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu; Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

+ Tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh mất khả năng thanh toán gồm: các loại tài sản thông thường theo quy định. Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh; trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật có liên quan.

+ Trường hợp hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì việc xử lý tài sản không chia được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.

Quy định của Luật Phá sản năm 2014 mở rộng thêm một số đối tượng là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán gồm: tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản hay tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Toà án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản. Quy định này giúp dự liệu và bao quát rộng hơn các loại tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Phương pháp liệt kê các loại hình tài sản giúp các cơ quan tố tụng cũng như các bên liên quan đánh giá được cụ thể về tình hình tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã nhưng khó có thể bao hàm hết toàn bộ khối tài sản, gây khó khăn cho việc tính toán, kiểm soát, phân chia sẻ tài sản này.

Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Sau khi nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Mở một tài khoản tại ngân hàng đứng tên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản để gia các khoản tiền được của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

+ Giám sát Quản tài viên, doanh nghiệp quản lí, thanh lý tài sản thực hiện thanh lí tài sản;

+ Thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sản , giao tài sản cho người mua được tài sản trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về thu hành án dân sự;

+ Sau khi nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lí, thanh là tài sản về kết quả thanh là tài sản, Chấp hành viên thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

Thứ tự phân chia tài sản: Luật Phá sản năm 2014 tách riêng quy định về xử lý các khoản nợ có bảo đảm và các khoản nợ này được xử lí trước khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản (trừ trường hợp tài sản bảo đảm không đủ để trả nợ cho các khoản nợ có bảo đảm). Đối với các khoản nợ không có bảo đảm, việc thanh toán chỉ được thực hiện khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp hợp tác xã phá sản, theo thứ tự: Chi phí phá sản; Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoá ước lao động tập thể đã kí kết; Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhảm mục đích phục hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ, khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toàn do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã đã thanh toán đầy đủ các khoản quy định đã phân tích ở trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với SJKLaw theo các phương thức sau:

Tư vấn trực tiếp: Văn phòng đại diện công ty Luật trách nhiệm hữu hạn SJKLaws, địa chỉ tại : Số 3 ngõ 115 Nguyễn Khang, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Dịch vụ luật sư tư vấn qua số điện thoại tổng đài: 0962420468- 0933192699

Tư vấn qua email: nội dung yêu cầu tư vấn đến địa chỉ email: sjk.law@hotmail.com   

Tags : Các vấn đề pháp lý, Doanh nghiệp, Pháp luật doanh nghiệp, Phá sản doanh nghiệp, Sjklaw, Thi hành quyết định phá sản doanh nghiệp
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: