SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU SO VỚI CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM TÀI SẢN KHÁC
  • 22/112022
  • Trợ lý lý Luật sư Cao Vân

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU SO VỚI CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM TÀI SẢN KHÁC

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU SO VỚI CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM TÀI SẢN KHÁC SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU SO VỚI CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM TÀI SẢN KHÁC

  1. Hiểu như thế nào là bảo lưu quyền sở hữu

Theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay chưa có công trình khoa học nào đưa ra khái niệm về bảo lưu quyền sở hữu. Do đó khái niệm dưới đây mang tính chất khía quát chung của nhiều nghiên cứu khác nhau

Bảo lưu quyền sở hữu là việc bên bán được tạm hoãn việc thực hiện NV chuyển quyền ở hữu cho bên kia là bên mua. Như vậy sẽ nhằm bảo đảm cho việc bên mua sẽ có thể thanh toán được đầy đủ số tiền mua bán tài sản đúng theo thời hạn đã thỏa thuận trước đó.

  1. Vậy bảo lưu quyền sở hữu có những đặc điểm gì?

Như chúng ta biết, bảo lưu quyền sở hữu là một trong những biện pháp góp phần bảo đảm thực hiện tốt nghĩa vụ nên trước hết cũng có đặc điểm chung của những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:

Một là,  việc bảo lưu quyền sở hữu được hình thành từ sự thỏa thuận của các bên.

Vốn dĩ có đặc điểm này là xuất phát từ phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật dân sự. Bởi luật dân sự luôn cho phép các bên tham gia các QHPL dân sự được quyền tự do tự nguyên cam kết và thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến các vấn đề liên quan tới nội dung mà

Tuy nhiên sự thỏa thuận này phải thỏa mãn được những điều kiện của pháp luật thì mới có hiệu lực giao dịch. Đồng thời khi các biện pháp bảo đảm có hiệu lực thì sẽ làm phát sinh Q&NV của các bên tham gia giao dịch dân sự, bao gồm cả bên thứ ba

Hai là, việc bảo lưu về quyền dân sự chỉ được thực hiện trên thực tế khi mà có sự vi phạm nghĩa vụ.

Cũng như những biện pháp bảo đảm khác thì bảo quyền sở hữu cũng là một biện pháp được bảo đảm hình thành và có hiệu lực về mặt lý thuyết. Điều này có nghĩa là biện pháp này được xác lập và có hiệu lực cùng với thời điểm phát sinh có hiệu lực của hợp đồng mua bán tài sản.

Ba là, việc quy định biện pháp bảo lưu quyền sở hữu sẽ góp phần tạo ra phương thức bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm

Thực tế là khi có bên vi phạm nghĩa vụ mà bên còn lại không áp dụng được biện pháp bảo đảm trước đó thì bên có quyền vẫn có thể yêu cầu được cơ quan phía nhà nước có thẩm quyền để giải quyết và giúp bảo vệ quyền và lợi ích

Thế nhưng, không phải lúc nào cơ quan NN cũng có thể bảo đảm được tốt các quyền và lợi ích cũng như giải quyết tốt được các tranh chấp, Do đó, thay vì thu hẹp các mối quan hệ thì các bên có thể lựa chọn sử dụng một biện pháp bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ

Xem thêm: BLDS 2015

Bốn là, việc bảo lưu sẽ ngăn chặn được những vi phạm về nghĩa vụ

Bởi khi biện pháp bảo đảm được xác lập thì lúc này mới có khả năng thay thế nghĩa vụ càng cao thì bảo đảm sẽ đứng trước nguy bị ảnh hưởng về lợi ích bất nhiêu. Nên có thể xem đây chính là yếu tố tác động khiến cho bên có nghĩa vụ phải tuân thủ tốt nghĩa vụ đối với bên có quyền. Như vậy sẽ góp phần ngăn ngừa được những vi phạm xảy ra.

  1. Sự khác biệt giữa bảo lưu quyền sở hữu với các biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác

Nếu xét về mặt bản chất thì có những sự khác biệt như sau:

- Đối với bảo lưu quyền sở hữu thì chỉ là quyền tạm hoãn việc thực hiện nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu được phát sinh từ hợp đồng mua bán mà thôi. Và nó cũng không có chứa chức năng bảo đảm và mang tính dự phòng nên chưa bảo đảm được tốt.

- Đối với những biện pháp bảo đảm bằng tài sản thì nó có chức năng bả đảm tốt hơn mà mang tính dự phòng cao.

Nếu xét về mặt đối tượng:

- Đối với biện pháp bảo lưu thì tài sản được bảo đảm sẽ không phải là đối tượng sở hữu của bên mua tài sản hay còn gọi là bên bảo đảm mà nó thuộc sở hữu của bên bán tài sản.

- Đối với những biện pháp bảo đảm tài sản  thì tài sản được bảo đảm thường là thuộc sở hữu của chính bên bảo đảm trừ một số biện pháp bảo đảm như cầm giữ tài sản…

Xét về phạm vi bảo đảm thì có sự khác nhau sau đây:

- Đối với những biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản khác thì phạm vi bảo đảm có thể do các bên thỏa thuận với nhau. Đó có thể là một phần hay hoặc là toàn bộ NV

- Đối với quyền bảo lưu sở hữu thì nó lại có phạm vi do Luật quy định, nên chỉ bảo đảm được cho NV thanh toán tiền mua tài sản mà sẽ không bảo đảm được nghĩa vụ trả lại tài sản cũng như những nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu như có.

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : Bộ luật dân sự 2015, Sjklaw
popup

Số lượng:

Tổng tiền: