QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH
-
Một số khái niệm có liên quan
Pháp luật nước ta cũng đã đặt ra nhiều quy định nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân và tổ chức, thế nhưng lại chưa có một quy định nào nêu khái quát về khái niệm danh dự nhân phẩm và uy tín. Mặc dù vậy, qua quá trình nghiên cứu thì có thể đúc rút ra được như sau:
Đầu tiên là đối với mỗi người thì danh dự và các vấn đề liên quan đến danh dự được xem là sự đánh giá của xã hội đới với một cá nhân tổ chức nào đó về một số các mặt như đạo đức hay phẩm chất chính trị hoặc là năng lực…Còn đối với các tổ chức thì danh dự lại được đánh giá trên sự tín nhiệm của một người đối với các hoạt động của tổ chức đó
Còn nhân phẩm là gì? Cũng khá tương tự với danh dự thì nhân phẩm có thể được hiểu là phẩm giá của một con người, là giá trị tinh thần bên trong, giá trị cốt lõi của một cá nhân nào đó.
Cuối cùng, nói đến uy tín chính là nói đến giá trị về mặt đạo đức và tài năng mà được công nhận ở một cá nhân, tập thể nào đó mà thông qua các hoạt động có thực trong cuộc sống.
-
Quyền được bảo vệ danh dự nhân phầm và uy tín được quy định như thế nào trong BLDS
Cơ sở hình thành loại quyền này là từ đâu?
Trước đó, như chúng ta biết các loại quyền này đã được thừa nhận trong hiến pháp – đạo luật có hiệu lực cao nhất của nước ta. Điều này đã phần nào thể hiện sự tôn trọng cũng như quyết tâm bảo vệ các loại quyền này. Cũng từ cơ sở này mà việc ban hành ra các quy định cụ thể hơn dưới các đạo luật hay văn bản có giá trị pháp lý thapas hơn để có thể bảo vệ được tốt hơn thì cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Pháp luật dân sự đã ghi nhận như thế nào về loại quyền này?
Thứ nhất đó là công nhận các quyền được bảo vệ danh dự; nhân phẩm và uy tín.
Vấn đề công nhận là việc làm có ý nghĩa đầu tiền, giúp hiện thực hóa loại quyền này trong cuộc sống. Theo PL Việt nam thì đây chính là các loại quyền dân sự cơ bản của các cá nhân và tôt chức mà tất cả cá nhân hay tổ chức khác, bao gồm cả nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ nó.
Do vậy, những hành vi mang tính chất xâm phạm đối với các quyền này thì đều sẽ bị coi là những hành vi trái pháp luật và xử phạt theo quy định.
Hai là, ngoài công nhận thì nhà nước còn quy định các nguyên tắc bảo vệ đối với danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Để làm tốt điều này thì Pl đã quy định các biện pháp tự bảo vệ và cho phép các chủ thể xâm phậm quyền đối với danh dự nhân phẩm và uuy tín có thể được áp dụng để bảo vệ quyền của chính mình. Đồng thời, pháp luật đã làm tốt được điều này khi đặt ra được nhiều các biện pháp bảo vệ phong phú và đa dạng, để con người có thể tự bảo vệ mình một cách tốt nhất.
Thực tế cho thấy khi các loại quyền trên bị xâm phạm thì biện pháp được uy tiên và áp dụng phổ biến nhất đó chính là tự bảo vệ. Bởi lẽ biện pháp này sẽ góp phần tôn trọng được quyền tự định đoạt của cá nhân chủ thể bị xâm phạm, mặt khác dù không có sự can thiệp của phía cơ quan nhà nướ nhưng trong chừng mực nhất định thì biện pháp này sẽ nhanh chóng giúp ngăn chặn và chấm dứt được các hành vi xâm phạm
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486