QUAY CLIP NÓNG TỐNG TIỀN VÀ QUYỀN CỦA CÁ NHÂN
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc quay lén và tống tiền là phương thức mà đối tượng thực hiện do sự mất cảnh giác và tâm lý chủ quan của người bị hại. Quay clip nóng nhằm tống tiền là hành vi xâm phạm đến quyền của cá nhân với hình ảnh, danh dự và nhân phẩm của con người; là nh vi trái pháp luật mà khi thực hiện các chủ thể có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
QUYỀN CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Tại Điều 32, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền cá nhân đối với hình ảnh. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Hậu quả của việc quay lén clip nóng, phát tán hoặc tống tiền là hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần nạn nhân một cách nghiêm trọng.
Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ với việc sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép thuộc trường hợp thuộc Khoản 2, Điều 32, Bộ luật dân sự 2015 về quyền của cá nhân với hình ảnh:
“Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”
XỬ PHẠT VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN CỦA CÁ NHÂN VỚI HÌNH ẢNH CỦA CÔNG DÂN
Đối với hành vi dùng clip nóng để đe dọa và làm nhục người khác có thể bị xử phạt theo Điều 155, Bộ luật Hình sự 2015 về “Tội làm nhục người khác” như sau: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Dù chưa phát tán hình ảnh nhạy cảm nhằm tống tiền nạn nhân thì người phạm tội có thể phải chịu mức phạt cao nhất lên tới 20 năm. Ngoài ra có thể sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung lên tới 100 triệu đồng cùng việc bị tịch thu tài sản đã chiếm đoạt của nạn nhân.
Điểm e, khoản 2 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản cũng quy định phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng với hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486