PHÁP LUẬT DÂN SỰ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO BỊ NHẦM LẪN?
1, Như thế nào là GDDS vô hiệu do bị nhầm lần
Trước tiên có thể hiểu nhầm lẫn là việc các bên tham gia giao dịch không nhận thức chính xác về nội dụng của giao dịch đó mà đồng ý tham gia vào giao dịch và gây thiệt hại cho mình hoặc thiệt hại cho bên còn lại. Sự nhâm lẫn này có thể xuất phát từ nhận thức của các bên hoặc là phán đoán sai lầm về đối tượng của sự việc. Đồng thời sự nhầm lẫn này phải được thể hiện rõ ràng và khi căn cứ vào nội dung của giao dịch phải xác định được. Khi đó, nếu bên bị nhầm lẫn chứng minh được sự nhầm lẫn của mình thì GDDS có thể bị tuyên bố vô hiệu
2, Quy định pháp luật hiện hành về GDDS vô hiệu do bị nhầm lẫn
Về vấn đề này, pháp luật dân sự đã có quy định cụ thể tại Điều 126 như sau: trường hợp GDDS được xác lập mà có sự nhầm lẫn dẫn đến một bên hoặc các bên tham gia không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch đó thì bên bị nhầm lẫn có quyền được yêu cầu phía TA tuyên bố GDDS vô hiệu (trừ một số trường hợp có quy định tại khoản 2 Điều luật trên)
Từ những hạn chế của pháp luật dân sự trước đó, pháp luật dân sự hiện hành đã có sự sửa đổi bổ sung để hoàn thiện hơn các quy định về nhầm lẫn, mà cụ thể là đã bỏ đi yếu tố lỗi và bao quát được cả trường hơp nhầm lẫn về chủ về và về nội dung của giao dịch, đồng thời cũng bỏ đi quy định về nội dung không thẻ thay đổi được.
Như vậy nếu giao dịch dân sự trong pháp luật dân sự hiện hành dù có nhầm lẫn, thế nhưng nếu mục đích của giao dịch nhầm lẫn đó vẫn đạt được hoặc được khắc phục thì GDDS đó không vô hiệu
Một số yếu tố chủ yếu dẫn đến sự nhầm lẫn trong giao dịch dân sự, bao gồm
Thứ nhất, sự nhầm lẫn về chủ thể xác lập và chủ thể thực hiện giao dịch.
Sự nhầm lẫn này đã làm ảnh hưởng đến mục đích của giao dịch và đến người thứ ba
Ví dụ: Ông v cho ông H vay tiền vì tưởng ông H vẫn còn là chủ cửa hàng xăng dầu ở ngã tư thị trấn. Nhưng thực tế thì ông H đã bị phá sản và không còn làm chủ ở cửa hàng đó nữa. Như vậy trong trường hợp này thì ông V đã có sự nhầm lẫn về chủ thể thực hiện giao dịch, tức là nhầm về khả năng thanh toán của ông H nên mới cho ông H vay tiền.
Thứ hai, sự nhầm lẫn về đối tượng của GDDS.
Đối tượng của giao dịch có thể là một TS, quyền TS, giấy tờ có giá hoặc cũng có thể là một công việc…Đây là sự nhầm lẫn khi một bên hoặc các bên tham gia không hiểu chính xác về đối tượng của giao dịch đó khi xác lập giao dịch
Ba là, sự nhầm lẫn về thời hạn hoặc địa điểm, phương thức thực hiện giao dịch dân sự đó
Tất cả những sự nhầm lẫn này nếu xảy ra thì đều ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người thứ ba và ảnh hưởng tới mục đích của giao dịch có sự nhầm lẫn đó.
Cuối cùng là sự nhầm lẫn về bản chất của giao dịch
Ví dụ: nhầm lẫn hợp đồng tặng cho là hợp đồng gửi giữ.
Bên cạnh đó, theo PL dân sự quy định về giao dịch vô hiệu do bị nhầm lẫn thì một bên hoặc các bên không đạt được mục đích cua rgioa dịch thì có quyền được yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Còn nếu trong trường hợp khác phục ngay được sự nhầm lẫn và giúp cho mục đihcs của việc xác lập lại GDDS vẫn đạt được thì k bị tuyên bố vô hiệu GDDS đó nữa.
Ví dụ: nếu trong một giao dịch có sự nhầm lẫn về giá cả nhưng các bên tham gia đã tiến hành điều chỉnh lại giá cả cho phù hơp thì giao dịch bị nhầm lẫn trong trường hợp này sẽ không bị tuyên là vô hiệu.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486