PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN LUẬT DÂN SỰ ?
  • 18/022023
  • Trợ lý Luật sư Cao Vân

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN LUẬT DÂN SỰ ?

Cách mạng Việt Nam luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám, lập nên nền dân chủ cộng hoà đầu tiên ở Đông Nam Á. Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi ttong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thực hiện thống nhất đất nước. Xây dựng một Nhà nước kiểu mới và pháp luật cách mạng là một trong các mục tiêu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã, đang và sẽ còn là nhiệm vụ chiến lược lâu dài mà Đảng phải lãnh đạo và thực hiện. Trong đó tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lí xã hội bằng pháp luật đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa là một trong những quan điểm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi nhận tại văn kiện của Đảng.

Đầu năm 1946, một năm sau khi ra đời của nền dân chủ cộng hoà, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành bản Hiến pháp đầu tiên, trong đó đưa ra những nguyên tắc căn bản của việc xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng.

Trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, pháp luật dân sự không ngừng được củng cố, hoàn thiện nhằm thúc đẩy và hoàn thiện sự phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Với việc hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện thống nhất đất nước, đẩt nước ta bước vào giai đoạn mới - giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng đã được ghi nhận trong các Nghị quyết Đại hội Đảng IV, V, VI, VII, VIII, IX. Đảng cộng sản Việt Nam là một đảng cầm quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp năm 1992: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo xã hội”. Pháp luật thể chế hoá đường lối của Đảng trong từng giai đoạn cụ thể. Những sách lược, chiến lược, chủ chương, chính sách của Đảng được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước biến thành các quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc chung. Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hoá quan điểm của Đảng về đường lôi xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta hiện nay được thể hiện trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tể - xã hội. Hiển pháp năm 2013 là đạo luật gốc, là cơ sở để ban hành và sửa đổi những đạo luật mới.

Hiện nay, Nhà nước ta tiếp tục sửa đổi và xây dựng hệ thống pháp luật, ưu tiên xây dựng pháp luật về kinh tế, về thực hiện các quyền công dân và điều chỉnh công cuộc cải cách bộ máy Nhà nước, trên cơ sở coi trọng thực tế Việt Nam, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, ban hành nhiều văn bản pháp luật với những quy định cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện. Giảm dần các luật chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung, thiếu tính xác định cao, muốn thực hiện được phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành (Văn kiện Đại hội VIII). BLDS năm 2015 được ban hành vừa qua cũng thể hiện tinh thần nêu trên.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 1900636292.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: