PHÂN LOẠI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH
  • 04/112022
  • Trợ lý Luật sư - Vũ Quỳnh

PHÂN LOẠI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

PHÂN LOẠI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

Như chúng ta biết, bộ luật dân sự hiện hành không tiến hành phân ra các loại giao dịch dân sự vô hiệu mà chỉ chỉ ra một số các trường hợp bị coi là vô hiệu do vi phạm các điều kiện cụ thể của GDDS và hậu quả pháp lý của từng trường hợp khi mà GDDS đó bị coi là vô hiệu.

Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc nhận biết và áp dụng thi nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một số các cách phân loại về giao dịch dân sự vô hiêu. Bài viết dưới đây là một  cách để phân loại.

Thứ nhất là căn cứ vào tính chất trình tự bị coi vô hiệu thì giao dịch dân sự vô hiệu được phận làm hai loại đó là: giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và tương đối

– Về giao dịch dân sự tuyệt đối, thì để có thể coi là một giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì phải thuộc một trong các trường hợp như là:

+ vi phạm vào các điều mà pháp luật cấm, trái với các quy tắc đạo đức trong xã hôi;

+ hay khi thực hiện giao dịch với mục đích để che giấu một loại giao dịch khác hoặc là nhằm để trốn tránh nghĩa vụ với bên còn lại (bên thứ ba);

+ hay là khi hình thức của giao dịch đó không đúng, không tuân thủ đúng theo các quy định bắt buộc của pháp luật nói chung và pl dân sự nói riêng;

+ hoặc trong trường hợp giao dịch của pháp nhân nào đó xác lập mà vượt ra ngoài lĩnh vực hoạt động được cho phép, đăng ký theo pháp luật trước đó

+ Cũng có thể là giao dịch được xác laaoj khi người xác lập là người không có NLHVD hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự

– Đối với giao dịch dân sự tương đối thì trong các trường hợp như: người tham gia giao dịch chưa đủ tuổi, giao dịch được xác lập vởi những người có năng lực hành vi dân sự một phần hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; khi giao dịch dân sự đó bị nhầm lẫn, một bên tham gia giao dịch bị lừa dối, đe dọa, cưỡng hoặc là người xác lập giao dịch không có nhận thức được hành vi của chính mình.

Thứ hai, căn cứ vào phạm vi và nội dung của giao dịch dân sự vô hiêu thì có phải phân làm 2 loại là giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ hoặc là giao dịch dân sự từng phần.

– Về giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ được xác định khi toàn bộ mục đihcs hoặc nội dung của giao dịch đều vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với các quy tắc đạo đức trong xã hội hoặc là một trong các bên tham gia giao dịch không có quyền được xác lập giao dịch đó hoặc vi phạm một thỏa thuận nào đó làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại nên dẫn đến toàn bộ giao dịch dân sự đó bị vô hiệu.

– Đối với loại giao dịch dân sự vô hiệu từng phần thì được hiểu là chỉ phần vô hiệu là không có hiệu lực và các phần còn lại vẫn có hiệu lực áp dụng.

Thứ ba, căn cứ vào sự vi phạm điều kiện hiệu lực của giao dịch thì giao dịch dân sự được chia thành:

– Giao dịch vô hiệu do chủ thể đó không có NLPLDS, NLHVDS phù hợp với các giao dịch dân sự được xác lập.

– GDDS vô hiệu do chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự đó không có sự tự nguyện

– Vô hiệu là do mục đích và nội dung của giao dịch dân sự đó đã vi phạm điều cẩm, điều trái với đạo đức trong xã hội..

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : Bộ luật dân sự, giao dịch dân sự, giao dịch vô hiệu
popup

Số lượng:

Tổng tiền: