PHÂN BIỆT BIỆN PHÁP CẦM GIỮ VÀ BIỆN PHÁP CẦM CỐ TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Không chỉ riêng pháp luật Việt Nam mà ở trong pháp luật một số nước khác thì cầm giữ tài sản cũng được xem là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự .
1, Như thế nào là “ cầm giữ tài sản”
Căn cứ theo pháp luật dân sự hiện hành có thể hiểu cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp số tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ đã được chiếm giữ tài sản trong trường hợp mà bên có nghĩa vụ đã không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình
Đây được xem là một cách thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đồng thời cũng là quyền được PL quy định của bên có quyền trong trường hợp bên có NV đã không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ vủa mình như đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó
Xét khái niệm ở bộ luật dân sự hiện hành so với BLDS trước đó thì đã có sự thay đổi là bỏ cụm từ “ không đúng theo thỏa thuận”. Điều này đã mở rộng phạm vi áp dụng cho cả trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ do pháp luật quy định .
2, Đặc điểm của biện pháp cầm giữ tài sản là gì?
Một là, cầm giữ tài sản được xem là một biện pháp góp phần bảo đảm thực hiện NV dân sự được áp dụng mà không cần dựa trên sự thỏa thuận của các bên chủ thể tham gia giao dịch
Hai là, NV được bảo đảm phải là NV phát sinh trực tiếp từ sản cầm giữ và ngược lại nếu như nghĩa vụ đó không phát sinh một cách trực tiếp từ tài sản này thì bên có quyền không được phép cầm giữ nó
Cuối cùng là bên cầm giữ tài sản có quyền được từ chối việc hoàn trả lại tài sản đang chiếm giữ khi bên có NV chưa thực hiện xong nghĩa vụ của mình, và về thời gian được cầm giữ tài sản thì luật không có giới hạn
3, Phân biệt hai biện pháp cầm giữ và cầm cố tài sản
Trước tiên thì hai biện pháp này đều là những biện pháp bảo đảm thực hiện NV dân sự có mục đích chính là bảo đảm thực hiện NV dân sự của bên có NV với bên có quyền.
Tuy nhiên hai biện pháp này cũng có những điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất, xét về thời điểm phát sinh
Nếu như biện pháp cầm cố TS được xác lập từ trước khi có sự vi phạm NV xảy ra thì đối với biện pháp cầm giữ tài sản lại chỉ phát sinh khi NV đó không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng
Thứ hai, xét về ý chí của các bên
Nếu như biện pháp cầm cố TS được phát sinh bởi sự thỏa thuận của các bên chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng thì đối với cầm giữ TS lại phát sinh theo luật định. Việc áp dụng biện pháp cầm giữ TS không cần phải có sự thỏa thuận của các bên nay từ khi hợp đồng được giao kết, vì không ai có thể biết trước được NV đó có thể được thực hiện hay là không. Nói cách khác thì một biện pháp phụ thuộc vào ý chí của bên vi phạm NV còn một biện pháp không phụ thuộc vào ý chí của bên vi phạm NV
Thứ ba, về đối tượng
Về tài sản cầm cố thì phải thuộc sở hữu của bên cầm cố, còn đố với tài sản được cầm giữ có thể thuộc hoặc không thuộc chủ sở hữu của bên có NV mà chỉ cần thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp, không trái pháp luật. Tài sản cầm giữ chính là đối tượng của hợp đồng song vụ để bảo đảm cho chính việc thực hiện NV liên quan đến TS bị cầm giữ đó
Thứ tư, xét về thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng đối với bên thứ ba và xử lý tài sản
Nếu như biện pháp cầm cố TS thì thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba là ngay từ khi đăng ký thì biện pháp cầm giữ lại chỉ phát sinh từ khi bên cầm giữa chiếm giữ tài sản bảo đảm. Đồng thời bên nhận cầm cố tài sản trong biện pháp cầm cố có quyền được xử lý tài sản được cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận thì đối với biện pháp cầm giữ không được quyền xử lý tài sản đó.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486