MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁ SẢN
  • 03/112021
  • Trợ lý lý Luật sư Thu Hoài

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁ SẢN

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn

Phá sản hay vỡ nợ là tình trạng xảy ra khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi các doanh nghiệp gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, sự khăn hiếm nguồn vốn hay sự quản lý tài chính lỏng lẻo.

Tại luật phá sản năm 2004 đã đưa ra tiêu chí xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản tại Điều 3 như sau: doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. Luật phá sản năm 2004 cũng như luật phá sản doanh nghiệp 1993 không đưa ra định nghĩa thế nào là phá sản mà chỉ đưa ra khái niệm doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Khái niệm phá sản lần đầu tiên được quy định trong luật phá sản năm 2014 tại khoản 2, điều 4 với nội dung như sau: phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Luật phá sản 2014 quy định rõ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Dấu hiệu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn được thể hiện như sau:

+ Mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn cạn kiệt tài sản, doanh nghiệp có thể có nhiều tài sản mà vẫn mất khả năng thanh toán.

+ Mất khả năng thanh toán không chỉ là hiện tượng doanh nghiệp không thanh toán được nợ mà nó còn thể hiện doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, không có giải pháp để trả được nợ, trừ khi có sự can thiệp của tòa án hoặc sự giúp đỡ của chủ nợ.

+ Do tình hình tài chính trong các doanh nghiệp rất khác nhau nên pháp luật không quy định mất khả năng thanh toán cụ thể một khoản nợ bao nhiêu thì lâm vào tình trạng phá sản, doanh nghiệp nợ chỉ 100 triệu đã không thể trả được nợ nhưng cũng có doanh nghiệp nợ tớ một vài tỷ vẫn có khả năng thanh toán.

+ Bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể không trùng với biểu hiện bên ngoài là trả được nợ hay không. Nhiều doanh nghiệp không trả được nợ nhưng điều này chỉ có tính chất nhất thời trong khi hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Có những doanh nghiệp sự trả nợ chỉ là trá hình, che đậy tình trạng tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, họ phải sử dụng nhiều cách thức gian trá để bù đắp ngân quỹ như vay nặng lãi, thế chấp tài sản,…

Thế nào là tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn?

Bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức nào muốn tiến hành kinh doanh cũng đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó biểu hiện dưới dạng vật chất hay phi vật chất gọi là tài sản. Tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp đó, phục vụ cho hoạt động thương mại.

Tài sản doanh nghiệp gồm hai loại: tài sản lưu động và tài sản cố định.

Tài sản lưu động là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển vốn nhỏ hơn một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản lưu động gồm: tài sản lưu động sản xuất như: nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ,… đang dự trữ trong kho chuẩn bị cho quá trình sản xuất hoặc đang trong quá trình sản xuất dở dang; tài sản lưu động lưu thông như: thành phẩm, hàng hóa dự trữ, hàng hóa gửi bán, tài sản lưu động tài chính: như tiền, các khoản phải thu, đầu tư ngắn hạn.

Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và có thời gian sử dụng, luân chuyển lớn hơn một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh như tài sản cố định hữu hình, vô hình, tài sản cố định thuê ngoài dài hạn, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản đầu tư xây dựng cơ bản. Đặc điểm của loại tài sản này là không thể thu hồi trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh.

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh như: trụ sở, cửa hàng, máy móc,…

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, như phản ánh một lượng giá trị lớn mà doanh nghiệp đã thực sự bỏ ra đầu tư như: nhãn hiệu hàng hóa, phát minh sáng chế, lợi thế kinh doanh,…

Tài sản cố định tài chính là giá trị của các khoản đầu tư tài chính dài hạn với mục đích kiếm lời, thời gian thu hồi vốn lớn hơn một năm hay một chu kỳ kinh doanh như: đầu tư liên doanh giải hạn, cho thuê tài sản cố định, đầu tư chứng khoán dài hạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới chúng tôi theo phương thức sau:

Tư vấn trực tiếp: Văn phòng đại diện công ty Luật trách nhiệm hữu hạn SJKLaw, địa chỉ tại : Số 3 ngõ 115 Nguyễn Khang, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Dịch vụ luật sư tư vấn qua số điện thoại tổng đài: 0962420468- 0933192699

Tư vấn qua email: nội dung yêu cầu tư vấn đến địa chỉ email: sjk.law@hotmail.com

 

           

Tags : Các vấn đề pháp lý, Doanh nghiệp, Pháp luật doanh nghiệp, Phá sản
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: