KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN
  • 02/122021
  • Trợ lý lý Luật sư Thu Hoài

KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN

Trong những năm qua Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thì cũng có một số doanh nghiệp do tác động bởi các yếu tố khách quan của nền kinh tế thị trường, năng lực nội tại yếu kém khiến doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển, khi đó thua lỗ tất yếu sẽ xảy ra và khiến doanh nghiệp phải quyết định giải thể hoặc phá sản để rút lui khỏi thị trường.
Ở nên kinh tế tự cung tự cấp, con người làm ra sản phẩm để tự phục vụ, tự đạp ứng cho nhu cầu của mình nên hoạt động thương mại chưa tồn tại nên chưa xuất hiện hiện tượng phá sản. 
Ở nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chủ thể kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh được nhà nước thành lập và tài sản thuộc sở hữu của nhà nước. Các doanh nghiệp này không có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh, mọi hoạt động trong quá trình kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều theo kế hoạch của nhà nước và cũng không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì nộp và nhân ngân sách nhà nước, nếu thua lỗ thì được nhà nước bù lỗ. Các xí nghiệp, hợp tác xã trong thời kỳ này hoạt động kém hiệu quả, dưới dạng lãi giả lỗ thật, nợ nần chồng chất, nhà nước luôn phải giúp đỡ các doanh nghiệp bằng cách khoanh nợ, khoản nợ, xóa nợ hoặc sử dụng các giải pháp mang tính chất hành chính như sáp nhập, giải thể để chấm dứt hoạt động. Vì vậy, trong nền kinh tế bao cấp doanh nghiệp quốc hay hợp tác xã không thể bị mất khả năng thanh toán và hiện tượng phá sản cũng không xảy ra.
Phá sản được coi là một hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường, kinh tế thị trường phát triển thì phá sản càng phổ biến, từ đó nhận thức và vận dụng đúng những quy định của luật phá sản không chỉ nhầm giải quyết vụ việc phá sản đúng pháp luật mà còn góp phần bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của các chủ nợ, cơ cấu lại nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại khách quan. Điều đó được thể hiện như sau:
+ Doanh nghiệp thực chất là một thực thể xã hội nên cũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong. Điều này là hoàn toàn đúng với quy luật sinh tồn của sự vật hiện tượng.
+ Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định. Nền kinh tế thị trường với đa hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, đa thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp song song tồn tại. Các loại hình doanh nghiệp đều tự chủ về tài chính, bình đẳng và tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Trong nền kinh tế này cạnh tranh là một quy luật kinh tế khách quan. Dưới sự tác động của cạnh tranh, một số doanh nghiệp mạnh dần lên chiếm lĩnh thị trường, một số doanh nghiệp dần yếu đi, sản xuất kinh doanh đình đốn, nợ nần, dẫn tới mất khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính của mình và thực chất đã lâm vào tình trạng phá sản.
+ Phá sản luôn kéo theo những hậu quả kinh tế xã hội nhất định. Ví dụ: sự phá sản sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất, đến việc làm và thu nhập của người lao động,…Tuy nhiên, sự tác động của phá sản cũng có những tích cực đó là về mặt kinh tế, bản thân phá sản là một giải pháp hữu hiệu trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần duy trì sự tồn tại những doanh nghiệp đủ sức đứng vững trong nền kinh tế cạnh tranh.
Phá sản luôn là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, là quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường dù đó là nền kinh tế thị trường phát triển ở các nước trên thế giới hay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Giải quyết tình huống cụ thể 
Công ty cổ phần B có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, sau một thời gian hoạt động, các khoản nợ đến hạn trả của công ty B lên tới 20 tỷ đồng. Trong đó:
Nợ lương người lao động 300 triệu
Nợ công ty trách nhiệm hữu hạn ABC: 5 tỷ
Nợ ngân hàng C: 9,7 tỷ được bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất diện tích 400m2 định giá 6 tỷ
Nợ công ty cổ phần A: 5 tỷ được đảm bảo bằng giá trị quyền sử dụng đất diện tích 200m2 được định giá là 3 tỷ
Sổ sách kế toán của công ty B thể hiện công ty B không có khả năng thanh toán số nợ là 20 tỷ đồng, mặc dù đã đến hạn nhưng các chủ nợ chưa có yêu cầu đòi nợ. Vậy công ty B có lâm vào tình trạng phá sản hay không? Gỉa sử công ty B bị rơi vào tình trạng phá sản, hãy xác định các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với các công ty nói trên?
Công ty B có lâm vào tình trạng phá sản hay không? 
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014 quy định: 2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. 
Vậy doanh nghiệp mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Bản chất của tình trạng phá sản là tại một thời điểm nhất định sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán, doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ cho chủ nợ.
Qua tình huống, công ty B có dấu hiệu mất khả năng thanh toán đối với các khoản nợ nhưng chưa quá hạn. Công ty B  chỉ có thể xem là lâm vào tình trạng phá sản với điều kiện là các món nợ đã quá hạn thanh toán trên 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Vì vậy, trong trường hợp này công ty B vẫn chưa lâm vào tình trạng phá sản. 
Xác định các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với các công ty theo đề bài
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản xác định được các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty B là: 
-    Người lao động trong công ty B ( thông qua người đại diện hoặc thông qua đại diện tổ chức công đoàn)
-    Công ty trách nhiệm hữu hạn ABC ( là chủ nợ không có bảo đảm) 
-    Ngân hàng C (là chủ nợ có bảo đảm một phần quy định tại khoản 1 Điều 5)
-    Cổ đông hoặc nhóm cổ đông công ty A theo quy định tại Điều lệ công ty: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng. Trừ khi có quy định khác cho nhóm cổ đông sở dưới dưới 20%.

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖

📍 Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

🌍 Website: https://sjklaw.vn/

📩 Email: sjk.law@hotmail.com

☎ Hotline: 0962420486

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: