KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ
  • 08/022023
  • Trợ lý Luật sư Cao Vân

KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ

Nguồn của pháp luật đã được nghiên cứu trong lý luận chung về nhà nước và pháp luật, về mặt xã hội học, nguồn của pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị đưa lên thành luật mà nội dung được xác định bởi các điều kiện chính trị, kinh tế tồn tại trong xã hội cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị đưa thành luật, thể hiện quan điểm giai cấp về hình mẫu xã hội, trong đó các quan hệ xã hội nào được điều chỉnh bằng pháp luật và với phương thức nào là do giai cấp thống trị quy định thông qua hoạt động lập pháp của nhà nước.

Để xem xét các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự thì cần nghiên cứu về nguồn luật dân sự. Nguồn của luật Dân sự được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau gôm:

Thứ nhất, theo nguồn gốc phát sinh quy phạm pháp luật thì nguồn của luật Dân sự là những quan hệ xã hội cần thiết phải được pháp luật dân sự điều chỉnh;

Thứ hai, dưới góc độ xã hội học thì nguồn của luật Dân sự là ý chí của giai cấp thống trị được đưa lên thành luật mà nội dung được quyết định bởi điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và phong tục, tập quán;

Thứ ba, theo hình thức biểu hiện ra bên ngoài thì nguồn của luật Dân sự là những văn bản quy phạm pháp luật dân sự.

Mỗi ngành luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định cách thức xử sự của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Trong điều kiện của chúng ta hiện nay - Đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Điều 4 Hiến pháp năm 1992), là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của dân tộc thì pháp luật là sự thể chế hoá đường lối của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng. Đường lối, chủ trương của Đảng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể chế hoá bằng quá trình lập pháp. Bởi vậy, “Nhà nước ta phải có đủ quyền lực và đủ khả năng định ra luật pháp và tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống bằng pháp luật”.

Nguồn của luật dân sự hiểu theo nghĩa hẹp là những văn bản pháp luật (hình thức của pháp luật) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân. Một văn bản được coi là nguồn của luật dân sự phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

- Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

- Chứa đựng các quy phạm pháp luật dân sự;

- Phải ban hành theo trình tự, thủ tục do luật định.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: