KHÁCH THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
  • 22/022023
  • Trợ lý Luật sư Cao Vân

KHÁCH THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Khách thể của quan hệ pháp luật là một phạm trù pháp lí, là bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật. Đó là những cái mà các chủ thể của quan hệ pháp luật hướng tới, tác động vào. Nói cách khác đó là những lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần mà pháp luật bảo vệ cho các chủ thể ttong quan hệ pháp luật. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự có thể là bộ phận của thế giới vật chất, cũng có thể là những giá trị tinh thần. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự được chia thành 5 nhóm sau:

1 Về tài sản

Theo quy định tại Điều 105 BLDS năm 2015, tài sản bao gồm vật, tiền, các giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Vật với ý nghĩa là một phạm trù pháp lí, là bộ phận của thế giới vật chất có thể đắp ứng được nhu cầu nào đó của con người nhưng không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật với tư cách là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Có những bộ phận của thể giới vật chất ở dạng này không được coi là vật nhưng ở dạng khác lại được coi là vật, ví dụ: không khí trong tự nhiên, nước sông, nước biển... nếu được đóng vào chai, bình thì có thể được coi là vật với tư cách là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Khái niệm vật ở đây có thể được mở rộng do sự phát triển của khoa học công nghệ như chất thải nếu được dùng lại...

Tiền là loại tài sản đặc biệt có giá tri trao đổi với các loại hàng hoá khác. Tiền do Nhà nước ban hành, giá trị của tiền được xác định bằng mệnh giá ghi trên đồng tiền đó. Những đồng tiền có giá trị lưu hành mới được coi là tiền.

Giấy tờ có giá là loại tài sản đặc biệt do Nhà nước hoặc các tổ chức phát hành theo trình tự nhất định. Có nhiều loại giấy tờ có giá khác nhau với những quy chế phẩp lí khác nhau như: công trái, trái phiếu, kì phiếu, cổ phiếu, séc... Giấy tờ có giá là hàng hoá trong một thị trường đặc biệt - thị trường chứng khoán.

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác (Điều 115 BLDS năm 2015).

Cần phân biệt vật với hàng hoá. Khái niệm hàng hoá được đề cập trong chính trị - kinh tế học được hiểu là sản phẩm do con người tạo ra để trao đổi, nó có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hoá được xác định bằng lao động xã hội đã bỏ ra để sản xuất hàng hoá đó. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên được coi là vật nhưng không phải là hàng hoá. Mọi hàng hoá đều là vật nhưng không phải mọi yật là hàng hoá.

Vật và tài sản cũng không đồng nghĩa với nhau. Tài sản có thể là một vật, có thể là tập hợp các vật - khối tài sản. Tài sản còn gồm cả các quyền và nghĩa vụ tài sản như quyền đòi nợ, nghĩa vụ trả nợ...

2 Về hành vi và các dịch vụ

Nếu coi khách thể của quan hệ pháp luật dân sự là cái mà xử sự của các chủ thể hướng tới, tác động vào thì hành vi của các chủ thể trong quẩn hệ nghĩa vụ là khách thể của quan hệ nghĩa vụ. Đó là cáỉ mà quyền cũng như nghĩa vụ của các chủ thể hướng tới đầu tiên, trực tiếp, đó là xử sự của các chủ thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động tuỳ theo các quan hệ pháp luật cụ thể.

Có những hành vi mà kết quả của nó được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể. Trong trường hợp này, muôn xem xét hành vi có thực hiện đúng hay không phải căn cứ vào kết quả của việc thực hiện hành vi đó và như vậy hành vi này được vật chất hoá. Vì vậy, có quan điểm cho rằng kết quả của hành vi là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Điều này không thể giải thích được trong các quan hệ dân sự mà hành vi không được vật chất hoá như tư vấn pháp luật với hành vi tư vấn... Trong các trường hợp như vậy, căn cứ đánh giá chỉ có thể là hành vi của người phải thực hiện hành vi mà thôi. Trong trường hợp hành vi được thể hiện bằng không hành động thì bản thân “sự không hành động” đó cũng đủ cấu thành khách thể của quan hệ pháp luật dân sự.

Hiện nay, trong khoa học pháp lí chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm dịch vụ nhưng thuật ngữ “dịch vụ” đã được sử dụng thực tế ttong khoa học pháp lí và khoa học kinh tế. Có thể nói rằng dịch vụ là một hoặc nhiều công việc mà kết quả của nó có thể vật chất hoá nhưng nó không tạo ra vật mới mà nó được thể hiện bằng công việc đã thực hiện xong như sửa chữa tài sản... hoặc không được vật chất hoá, như dịch vụ tư vấn pháp lí, gửi giữ, vận tải... Dịch vụ không trực tiếp tạo ra vật chất nhưng tạo tiền đề cho quá trình sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần cho các chủ thể và xã hội. Tỉ lệ giá trị dịch vụ trong thu nhập quốc dân ngày càng tăng theo đà tăng trưởng của nền kinh tế.

3 Về kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo

Con người không chỉ tạo ra của cải vật chất để thoả mãn các nhu cầu của mình mà còn tạo ra các giá trị tinh thần, các sản phẩm trí tuệ để phục vụ nhu cầu tinh thần cũng như phục vụ cho quá trình sản xuất vật chất. Khoa học, kĩ thuật và công nghệ là thành tố của lực lượng sản xuất, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và là động lực quan trọng của sản xuất xã hội. Lao động sáng tạo là lao động đặc biệt và kết quả của quá trình sáng tạo này là những “sản phẩm trí tuệ”, là khách thể trong các quan hệ về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. Sản phẩm trí tuệ được thể hiện dưới dạng:

4 Về các giá trị nhân thân

Các giá trị nhân thân là khách thể trong các quyền nhân

thân của công dân, tổ chức. Bảo vệ quyền nhân thân là một trong nhũng nguyên tắc được ghi nhận trong BLDS. Các quyền nhân thân của cá nhân được Nhà nước bảo hộ ngày càng mở rộng do sự phát triển của xã hội. Quyền nhân thân như là một bộ phận cấu thành của quyền con người như danh dự, nhân phẩm, uy tín, tên gọi, quốc tịch, hình ảnh, bí mật đời tư... (từ Điều 24 đến Điều 51 BLDS năm 2005). về nguyên tắc chung, các quyền nhân thân luôn gắn với chủ thể và không thể dịch chuyển được trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

5 Về quyền sử dụng đất

Đây là một loại tài sản đặc biệt của Nhà nước. Trong khi pháp luật quy định: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản ir thì quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, để lại thừa kế... và Nhà nước công nhận các quyền của người sử dụng đất. Quyền sử dụng đất được pháp luật quy định là một quyền dân sự và có thể được chuyển giao trong lưu thông dân sự, kinh tế. Pháp luật đất đai quy định người sử dụng đất có quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, cho thuê lại, góp vốn, thế chấp, thừa kề quyền sử dụng đất. Vì vậy, quyền sử dụng đất là đối tượng ttong các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và là di sản ttong việc thừa kế quyền sừ dụng đất.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 1900636292.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: