HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO VI PHẠM Ý CHÍ CỦA CHỦ THỂ
Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một cách hiểu về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí của chủ thể như sau:
Theo pháp luật dân sự hiện hành, có thể hiểu giao dịch dân sự (GDDS) là một loại hợp đồng hoặc là hành vi pháp lý đơn phương đã làm phát sinh, thay đổi hoặc là chấm dứt Q&NV dân sự.
Như chúng ta biết, trong mọi giao dịch dân sự thì chủ thể đều phải có ý chỉ và phải được thể hiện ý chí khi tham gia các giao dịch đó. Đồng thời ý chí đó cũng phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một loại hình thức nhất định nào đó để chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể mong muốn tham gia đã được tham gia vào giao dịch dân sự cụ thể.
Từ đó, có thể hiểu GDDS vô hiệu do vi phạm ý chí của chủ thể là loại GDDS mà không thể thực hiện đúng và đầy đủ với mong muốn và nguyện vọng, cũng như mục đích của chủ thể tham gia giao dịch tại thời điểm mà họ giao kết hợp đồng với nhau hoặc là thực hiện hành vi pháp lý đơn phương.
Một số những Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí của chủ thể như:
– Chủ thể tham gia giao dịch bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép: có thể xem “lừa dối trong giao dịch dân sự” là một hành vi mang tính chất cố ý của một bên hoặc người thứ 3 nhằm khiến bên kia hiểu sai lệch về chủ thể hoặc về tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Còn đối với hành vi đe dọa hay cưỡng ép thì có thể hiểu là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ 3 làm cho bên kia buộc phải thực hiện theo các giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dư, uy tín,…của mình hoặc người thân thích tham gia.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486