HẠN CHẾ ĐỐI VỚI QUYỀN CỦA THÀNH VIÊN HỢP DANH
  • 09/122021
  • Trợ lý lý Luật sư Thu Hoài

HẠN CHẾ ĐỐI VỚI QUYỀN CỦA THÀNH VIÊN HỢP DANH

Tại Điều 180 Luật doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh, theo đó:

+ Thành viên hợp danh không được làm chủ DNTN; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Tại quy định này có sự mâu thuẫn với khoản 3 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020: “Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.”

+ Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

+ Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Có thể nói sự liên kết giữa các thành viên của công ty hợp danh là rất chặt chẽ, việc rút lại phần vốn góp của các thành viên là khó khăn nếu không được sự chấp thuận của các thành viên còn lại. Dù bất kỳ lý do gì khiến cho thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng phần vốn góp nhưng nếu không được sự đồng ý của các thành viên còn lại thì việc chấm dứt tư cách thành viên sẽ không xảy ra. Điều này là sự liên kết chặt chẽ nhưng cũng là khó khăn khiến nhiều người không muốn trở thành thành viên hợp danh.

Giải quyết tình huống cụ thể

Công ty hợp danh D có 3 thành viên hợp danh là A, B, C (A góp vốn vào công ty 100 triệu đồng); ngoài ra còn có H, I  là thành viên góp vốn. Sau một thời gian hoạt động, A muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho N là bạn đồng nghiệp với A, cùng là luât sư và N sẽ trở thành thành viên hợp danh thay thế A. Vấn đề này được C, H, I đồng ý, còn B không đồng ý. Hãy giải quyết vấn đề trên theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Yêu cầu pháp lý:

A có chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho N được không?  N có thể trở thành thành viên công ty hợp danh D ?

Cơ sở pháp lý:

Luật doanh nghiệp 2020

Luật sư tư vấn:

Đối với tình huống này, SJKLaw xin được giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định của luật doanh nghiệp thì A hoàn toàn có thể tự do chuyển nhượng phần vốn góp cho các thành viên hợp danh khác.

Căn cứ theo khoản 3 Điều  180 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh: “3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.” 

Như vậy, N không phải thành viên hợp danh của công ty D nên khi A muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho N thì phải được các thành viên hợp danh còn lại là B, C chấp thuận. Trong trường hợp này, H, I mặc dù chấp thuận nhưng chỉ là thành viên góp vốn,  A vẫn không thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình vì B (thành viên hợp danh)  không chấp thuận.

Tiếp đó, N có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty D ?

Căn cứ theo quy định tại “Điều 186. Tiếp nhận thành viên mới: 1. Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.”         

Nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận, người được chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh sẽ trở thành thành viên công ty. Chỉ cần một thành viên công ty không đồng ý thì người nhận chuyển nhượng không thể trở thành thành viên, đồng thời thành viên chuyển nhượng dù đã chuyển nhượng phần vốn góp nhưng cũng không mất đi tư cách thành viên.

Như vậy, trong trường hợp này B không chấp thuận việc A chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho N. N sẽ không trở thành thành viên công ty và A cũng không mất đi tư cách thành viên

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖

📍 Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận cầu giấy Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

🌍 Website: sjklaw.vn

📩 Email: sjk.law@hotmail.com

☎ Hotline: 0962420486

Tags : Các vấn đề pháp lý, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp, Hạn chế quyền thành viên, Pháp luật doanh nghiệp, Sjklaw
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: