ĐỊNH NGHĨA LUẬT DÂN SỰ VÀ PHÂN BIỆT LUẬT DÂN SỰ VỚI CÁC NGÀNH LUẬT KHÁC
1. Định nghĩa Luật dân sự
Luật dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điêu chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa ị tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó.
2. phân biệt luật dân sự với các ngành luật khác
Việc phân biệt một ngành luật này với ngành luật khác cũng dựa vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh cùng những đặc điểm của nó.
+ Chúng ta dễ dàng phân biệt luật dân sự với luật hành chính. Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực điều hành và quản lý Nhà nước. Các chủ thể tham gia không bình đẳng về địa vị pháp lí và không thể thoả thuận trong việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hành chính, mà được xác lập dựa trên các quy định của pháp luật.
+ Luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội bằng cách quy định những hành vi nào được coi là “hành vi nguy hiểm chó xã hội”, đồng thời quy định hình phạt tương ứng với mức độ nguy hiểm của hành vi đó. Mặc dù việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế do luật hình sự quy định là sự cưỡng chế của Nhà nước* nhưng những biện pháp này trước tiên là trách nhiệm của cá nhân với xã hội, với Nhà nước nói chung. Chức năng chủ yếu của “hình phạt” là trừng phạt và giáo dục; còn trong dân sự, trách nhiệm tài sản trước tiên là trách nhiệm-cua chủ thể này đối với chủ thể khác và mục đích chủ yếu của nó là phục hồi tình trạng tài san của bên bị thiệt hại.
+ Luật dân sự được coi là luật chung trong lĩnh vực luật tư bao gồm các quy định liên quan đến quyền lợi cua chủ thể và về nguyên tắc có thể thay đổi bằng sự thoả thuận của các bên. Do sự phát triển của xã hội cũng như khoa học pháp lý, trên cơ sở của luật dân sự đã phát triển thêm những lĩnh vực pháp luật khác như: Luật thương mại phát triển từ luật dân sự. Trong các giao lưu dân sự, có những quan hệ được coi là quan hệ thương mại. Đây là những quan hệ đặc thù được điều chỉnh bởi luật thương mại. Khi điều chỉnh các quan hệ thương mại nếu không có quý phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh thì áp dụng các quy định của BLDS năm 2005 để điều chỉnh các quan hệ đó.
+ Luật Lao động được tách ra từ luật dân sự khi sức lao đông trở thành hàng hoá trong xã hội tư bản. Đối tượng điều chỉnh của luật lao động là bản thân quá trình lao động mà không phải là kết quả của quá trình đó giữạ người lao động và người sử dụng lao động. Khi điềụ chỉnh các quan lao động nhưng không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh thì sệ áp dụng các quy định của BLDS năm 2005 để điều chỉnh các quan hệ lao động đó.
+ Luật hôn nhân & gia đình được tách ra từ luật dân sự 1 điều chỉnh các quan hộ nhân thân và tài sản giữa vợ – chồng và các thành viên trong gia đình, trong đó quan hệ nhân thân giữa vợ – chồng là trung tâm, quyết định các quan hộ khác. Các quan hệ tài sản mà luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh giữa các chủ thể không độc lập về tài sản và không thể áp dụng nguyên tắc đền bù tương đương. Tài sản của vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất cùa vợchồng. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản riêng cùa Vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình. Trong trường hợp không có quy định trong luật hôn nhân và gia đình, các quan hộ đó sẽ sử dụng các quy định trong BLDS năm 2005 để điều chỉnh.
+ Luật tố tụng dân sự được coi là luật “hình thức” cũa Luật Dân sự và Luật hôn nhân và gia đình, Luật kinh tế, Luật lao động; quy định trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động. Luật tố tụng điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể tham gia tố tụng.