ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH PHÁP NHÂN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH
  • 14/102022
  • Trợ lý Luật sư - Vũ Quỳnh

ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH PHÁP NHÂN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH PHÁP NHÂN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

Chế định về pháp nhân là một trong những chế định đã được hình thành từ khá sớm trong lịch sử đời sống và pháp luật, và dần trở thành nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Bên cạnh chủ thể QHPL là cá nhân thì pháp nhân cũng là chủ thể được tạo ra do đòi hỏi cần đáp ứng các hoạt động của con người khi nền KT – XH phát triển.

1, Pháp nhân được hiểu là gì?

Pháp nhân – một thuật ngữ được dùng để phân biệt tư cách của các chủ thể là tổ chức với cá nhân trong các quan hệ pháp lý. Mặc dù hiện nay không có quy định cụ thể về khái niệm pháp nhân trong bộ luật, nhưng qua các điều kiện về pháp nhân được quy định tại điều 74 BLDS 2015 cũng như những nghiên cứu  thì có thể đưa ra một khái niệm cơ bản của pháp nhân như sau: Pháp nhân có thể hiểu là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập và có thể được tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo những quy định của PL

Ví dụ về pháp nhân: Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần đều được xem là những tổ chức có tư cách pháp nhân.

Ví dụ về tổ chức được thành lập nhưng không phải là pháp nhân chẳng hạn như DN tư nhân

2, Vậy điều kiện trở thành pháp nhân theo quy định hiện hành là gì?

Cũng như những chủ thể khác, để có thể trở thành một pháp nhân hợp pháp thì cũng cần phải có đầy đủ những điều kiện theo PL quy định, theo đó tịa điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như thế nào là một pháp nhân hợp pháp? và  một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân cần có điều kiện gì? Đó là khi đáp ứng đủ 4 điều kiện, bao gồm

Thứ nhất: Tổ chức đó trước hết phải được thành lập đúng theo quy định của pháp luật ( được thành lập hợp pháp).

Theo như định nghĩa thì rõ ràng pháp nhân không phải cũng không thể là một người (một cá nhân) được mà bắt buộc phải là một tổ chức. Đồng thời, tổ chức này phải được cơ quan NN có thẩm quyền thành lập nên hoặc cho phép thành lập và hoạt động. Vì thế một tổ chức để có thể được công nhận là có tư cách pháp nhân phải kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập.

Thứ hai: Không chỉ được thành lập hợp pháp mà tổ chức đó phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Quy định như vậy vì vốn dĩ để trở thành một pháp nhân có hoạt động tốt thì cần thiêt Pháp nhân phải được sắp xếp dưới một hình thái tổ chức nhất định, bao gồm các đơn vị với chuyên môn và nhiệm vụ khác nhau nhưng giữa các đơn vị này có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó và mật thiết với nhau và hoạt động của tất cả đơn vị này phải hướng đến nhiệm vụ chung của pháp nhân đó. Trong quá trình hoạt động nhiệm vụ của mỗi cá nhân, đơn vị có thể độc lập tương đối nhưng đều phải chịu sự lãnh đạo thống nhất của cơ quan điều hành. Điều này được quy định rõ tại điều 83 BLDS 2015

Thứ ba: Tổ chức muốn trở thành pháp nhất nhất định phải có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính mình

Bởi lẽ pháp nhân chính là một tổ chức độc lập nên để có thể  xác lập Q&NV vụ trong hoạt động của nó, nên bắt buộc phải có tài sản độc lập. Có tài sản độc lập mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các giao dịch, Q&NV mà nó xác lập.

Thứ tư: Tổ chức đó đồng thời có thể nhân danh mình tham gia QHPL một cách độc lập

Như chúng ta biết thì Pháp nhân vốn dĩ là một tổ chức độc lập, được quyền giao dịch, xác lập Q&NV  nên bắt buộc nó phải có thể tự nhân danh chính mình. Như vậy pháp nhân có quyền nhân danh mình để tham gia vào các QHPL thông qua người đại diện theo pháp luật.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân, điều kiện thành pháp nhân
popup

Số lượng:

Tổng tiền: