Cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại trong công ty cổ phần
Cổ đông ưu đãi cổ tức
Cổ đông ưu đãi cổ tức là người sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức, loại cổ đông này có hai đặc quyền và một hạn chế quyền, đó là:
Được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
Ngoài ra, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức còn được nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản. Có rất nhiều ý kiến cho rằng, tại quy định này vẫn chưa làm rõ được về thứ tự ưu tiên thanh toán của loại cổ phần này. Câu hỏi đặt ra là: thứ tự thanh toán giữa cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi cổ tức có sự khác biệt không? Cổ phần ưu đãi cổ tức có được ưu tiên thanh toán từ tài khoản còn lại của công ty khi công ty giải thể hay phá sản?
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cũng có các quyền khác như cổ đông phổ thông. Hạn chế quyền của loại cổ đông này là: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật này.
Cổ đông ưu đãi hoàn lại
Cổ đông ưu đãi hoàn lại là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại, loại cổ phần này có một đặc quyền và một hạn chế quyền so với cổ đông phổ thông. Đó là: Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.
Ngoài ra, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Về hạn chế quyền: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật này.
Giải quyết tình huống cụ thể
Chào luật sư, tôi là cá nhân sở hữu 1 cổ phần ưu đãi cổ tức trong CTCP. Tôi thắc mắc rằng cá nhân, tổ chức chỉ sở hữu ít nhất 01 cổ phần ưu đãi cổ tức có được gọi là cổ đông hay không?
Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2020
Trả lời:
Chào bạn, đối với câu hỏi của bạn SJKLaw xin được tư vấn như sau:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau: “3. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.”
Căn cứ theo khoản 2 Điều 114 quy định về các loại cổ phần: “2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
c) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
d) Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.”
Từ các căn cứ nêu trên, thì bạn cũng như cá nhân, tổ chức khi sở hữu ít nhất một cổ phần trong CTCP vẫn được gọi là cổ đông.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với SJKLaw theo các phương thức sau:
Tư vấn trực tiếp: Văn phòng đại diện công ty Luật trách nhiệm hữu hạn SJKLaws, địa chỉ tại : Số 3 ngõ 115 Nguyễn Khang, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Dịch vụ luật sư tư vấn qua số điện thoại tổng đài: 0962420468- 0933192699
Tư vấn qua email: nội dung yêu cầu tư vấn đến địa chỉ email: sjk.law@hotmail.com