CÁCH XỬ LÝ KHI DI CHÚC BỊ THẤT LẠC
  • 30/122021
  • Trợ lý lý Luật sư Thu Hoài

CÁCH XỬ LÝ KHI DI CHÚC BỊ THẤT LẠC

Di chúc thể hiện ý chí nguyện vọng của người đã chết muốn để lại tài sản cho ai. Có rất nhiều trường hợp khi tiến hành phân chia di sản hay xác định thừa kế thì di chúc lại bị thất lạc, hư hại. Vậy trong trường hợp này sẽ xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây công ty SJK LAW chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề trên.

1. Di chúc bị thất lạc, hư hại

Trong thuật ngữ pháp lý không có quy định cụ thể về di chúc thất lạc, bị hư hại. Có thể căn cứ theo từ điển Tiếng việt, có thể hiểu di chúc thất lạc là di chúc đã được soạn có tồn tại trên thực tế nhưng tất cả chủ thể có liên quan đều không biết di chúc đang được cất giữ ở đâu. Di chúc bị hư hại là bản di chúc đã được soạn thảo, đã được lập, tồn tại trên thực tế nhưng không còn nguyên vẹn như lúc ban đầu lập, có thể bị hư hại một phần hoặc toàn bộ di chúc.

2. Chia thừa kế khi di chúc bị thất lạc, hư hại

Căn cứ theo quy định tại Điều 642 BLDS quy định như sau:

- Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.

- Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.

- Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Trường hợp 1: Khi di chúc bị thất lạc, hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người để lại di sản thì di sản sẽ được chia theo pháp luật, chia theo hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 bao gồm 3 hàng thừa kế:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Nguyên tắc chia di sản theo pháp luật: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trường hợp 2: Khi tìm lại được di chúc

- Nếu chưa chia di sản mà tìm lại được di chúc thì di sản sẽ được chia theo di chúc

- Nếu đã chia di sản mà tìm lại được di chúc thì trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Thời hiệu được quy định cụ thể tại Điều 623 BLDS năm 2015.

Lưu ý: Bản di chúc tìm thấy sau khi bị thất lạc phải là di chúc hợp pháp, đáp ứng điều kiện về hiệu lực của di chúc. Để một bản di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 630 BLDS năm 2015.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

📍 Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận cầu giấy Cầu Giấy, thành phố Hà NộiNội

🌍 Website: https://sjklaw.vn/

📩 Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

 

Tags : Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, di chúc, Di chúc thất lạc
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: