CÁC QUYỀN NHÂN THÂN GẮN LIỀN VỚI CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
  • 22/112022
  • Trợ lý lý Luật sư Cao Vân

CÁC QUYỀN NHÂN THÂN GẮN LIỀN VỚI CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

CÁC QUYỀN NHÂN THÂN GẮN LIỀN VỚI CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÁC QUYỀN NHÂN THÂN GẮN LIỀN VỚI CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Quyền nhân thân là một loại quyền dân sự được gắn liền với một chủ thể, về nguyên tắc thì nó không thể chuyển gao cho người khác. Đây được xem là quyền dân sự tuyệt đối và đặc biệt nên luôn được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng và không bị phụ thuộc vào bất kì một yếu tố nào như địa vị, tuổi tác…

Trong quan hệ HN&GĐ – một trong những mối quan hệ rất đặc biệt trong đời sống xã hội, và các quyền của cá nhân này luôn được đặt trong ng mối quan hệ chằng chịt giữa một cá nhân đó với tư cách là một thành viên của gia đình với các chủ thể còn lại có liên quan. Do đó, khi nói đến quyền nhân thân gắn liền với các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình thì đặc biệt nhấn mạnh tới quyền nhân thân của các cá nhân trong mối liên hệ với các quan hệ khác.

1. Quyền kết hôn

Theo quy định của pháp luật thì quyền kết hôn là một trong những quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của chủ thể và tất nhiên cũng sẽ không chuyển giao được cho người khác, và quyền này không gắn liền với tài sản.

Pháp luật nước ta đã bảo đảm quyền tự do kết hôn cho mỗi cá nhân. Thế nhưng mỗi cá nhân chỉ có thể được thực hiện quyền kết hôn này khi mà có thể đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

xem thêm: BLDS 2015

Như vậy có thể thấy quyền kết hôn là quyền nhân thân gắn liền với chủ thể và không thể chuyển giao cho người nào khác được. Do đó không đặt ra các vấn đề như cử người đại diện trong kết hôn mà mỗi bản thân người kết hôn phải nhân danh chính mình để thực hiện quyền kết hôn đó. Nên đối với những trường hợp như bị mất năng lực hành vi dân sự thì cũng không được thực hiện quyền kết hôn này.

Thế nhưng trong thực tế thì quyền kết hôn của cá nhân có thể bị cản trở hoặc bị buộc phải hủy bỏ trong một số những trường hợp đặc biệt bởi các chủ thể khác một cách hợp pháp nếu như nó vi phạm các điều kiện pháp lý mà luật đã quy định kết hôn. Tuy nhiên đây lại chính là một phương thức tốt nhất để có thể bảo vệ quyền nhân thân trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

Mặt khác cũng trong thực tiễn cuộc sống chúng ta có thể thấy quyền kết hôn có thể bị lạm dụng và pháp luật cũng rất khó kiểm soát tình trạng này. Đến nay đây vẫn là một trong những vấn đề nhức ngối, rất khó can thiếp vì kết hôn là quyền tự do của mỗi cá nhân.

2. Quyền nhân thân giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình

Một là, vợ và chồng được hưởng sự chung thủy, yêu quý và chăm sóc giúp đơc của nhau nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc ấm no; bình đẳng tiến bộ…

Đây cũng chính là một loại quyền nhân thân gắn liền với vợ chồng và không thể chuyển giao được cho bất kì người nào khác, đồng thời nó cũng được xem là nghĩa vụ của cả hai bên vợ chồng đối với nhau.

Những quyền nhân thân giữa vợ và chồng được nêu ở trên luôn có môi liên hệ gắn bó mật thiết với nhau, có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó khi mà một trong những quyền đó bị lạm dụng hoặc bị xâm phạm thì sẽ kéo theo các quyền còn lại cũng bị ảnh hương.

Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định cụ thể một số những phương thức để bảo vệ quyền nhân thân này tùy vào từng trường hợp cụ thể, mức độ, tính chất của từng vụ việc mà có các phương thức như: kiện dân sự hoặc có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp…

Hai là, quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng

Đây được xem là một loại quyền nhân thân đặc biệt quan trọng trong phạm vi hôn nhân và gia đình vì nó là tiền để để vợ và chồng thực hiện được các quyền và nghĩa vụ về tài sản.

Quyền đại diện cho nhau giữa vợ chồng không chỉ bảo đảm được quyền và lợi ích của vợ, chồng mà còn góp phần bảo đảm được quyền và lợi ích chung của những thành viên trong gia đình.

Ba là, quyền ly hôn

Nếu đặt trong mối quan hệ HN&GĐ thì ly hôn cũng chính là quyền nhân thân gắn liền với vợ, chồng và không thể chuyển giao được cho người khác. Với mỗi bản thân người vợ hoặc chồng thì đều có quyền yêu cầu tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình.

Mặt khác trong quna hệ hôn nhân và đình luôn chưa đựng nhiều vấn đề khá là phức tạp. Do đó khi một trog hai người vợ hoặc chồng hoặc cả hai thực hiện quyền ly hôn thì không có nghĩa là vợ chồng sẽ được chấm dứt quan hệ hôn nhân mà phải bảo đảm có đầy đủ căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật.

3. Quyền nhân thân của cha mẹ con và của các thành viên khác trong gia đình.

 quyền nhân thân của cha mẹ và con trong gia đình thì bao gồm các quyền như:

- Người con sinh ra được quyền khai sinh, chúng có họ tên, có dân tộc và có quốc tịch

- Đứa trẻ sinh ra được quyền xác định cha mẹ và được cha mẹ của mình chăm sóc. Gắn liền với đó là cha mẹ có quyền chăm sóc, giáo dục con cái của mình

- Tiếp theo là quyền được nhận làm con nuôi của người khác, quyền nhận nuôi con nuôi

- Đồng thời cũng có quyền được làm cha mẹ

- Người làm cha, làm mẹ thì sẽ có quyền được đại diện và giám hộ cho con của mình theo quy định của pháp luật

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : Bộ luật dân sự 2015, Sjklaw
popup

Số lượng:

Tổng tiền: