CÁC HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG
  • 12/042023
  • Trợ lý Luật sư Phạm Hồng

CÁC HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG

Do hợp đồng cũng là giao dịch dân sự nên Hợp đồng cũng có các hình thức như sau:
(1) Hình thức bằng lời nói;
(2) Hình thức bằng văn bản, Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản;
(3) Bằng hành vi cụ thể;
(4) Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

1. Hình thức bằng lời nói:

Hợp đồng bằng lời nói là những hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói, bằng lời hay còn gọi là hợp đồng miệng.

Theo đó, các bên giao kết hợp đồng trao đổi với nhau bằng lời nói, trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, điện đàm, gửi thông điệp điện tử bằng âm thanh (tiếng nói)…để diễn đạt tư tưởng và ý muốn của mình trong việc xác lập, giao kết hợp đồng.

Ưu điểm: Cách thức giao kết đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng và ít tốn kém nên được sử dụng phổ biến trong giao dịch dân sự, nhưng ít được sử dụng trong giao dịch thương mại.

Nhược điểm: Vì sự tiện lợi của cách giao kết này mà trên thực tế, có nhiều hợp đồng đáng lẽ phải được lập bằ ng văn bản hoặc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực (chẳng hạn như hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng thuê bất động sản), nhưng để giản tiện, các bên thường lập dưới hình thức lời nói, nên đã dẫn đến những tranh chấp rất khó giải quyết.

Lưu ý:

- Hiệu lực của hợp đồng giao kết bằng lời nói: Hợp đồng giao kết bằng lời nói có hiệu lực từ thời điểm giao kết (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác). Thời điểm giao kết của hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

- Trường hợp các bên giao kết hợp đồng bằng lời nói nhưng sau đó xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết được xác định theo loại hợp đồng bằng lời nói, nghĩa là thời điểm giao kết được xác định kể từ khi các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

2. Hình thức bằng văn bản:

Thế nào là hình thức văn bản? Hiện nay pháp luật Việt Nam quy định chưa rõ ràng về cách hiểu này. Tham khảo các quy định của pháp luật tác giả nhận thấy, tại Điều 16 của Luật Trọng Tài Thương Mại có quy định:

2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;

c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;

d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;

đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Lưu ý:

- Hợp đồng bằng văn bản có thời điểm giao kết được xác định là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

- BLDS 2015 đã có quy định về hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Học viên cần lưu ý, trường hợp các bên xác lập giao kết hợp đồng bằng cách thức ký vào hợp đồng như thông thường mà thông qua một cách thức khác thì cách thức này cần được các bên quy định và thỏa thuận trên văn bản (trên Hợp đồng). Ví dụ: nếu các bên xác định cách thức giao kết bằng cách xác nhận qua email thì trên Hợp đồng cần nêu rõ, Hợp đồng này được giao kết bằng email đã được các bên nêu tại Thông tin chủ thể tham gia hợp đồng/Điều khoản thông tin liên hệ của các bên và có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng có email xác nhận với nội dung đồng ý giao kết.

3. Hình thức bằng hành vi cụ thể

Hành vi cụ thể là một hình thức thể hiện của hợp đồng hiểu theo nghĩa hẹp. Bởi lẽ, việc tuyên bố ý chí bằng lời nói hay bằng chữ viết, suy cho cùng, cũng đều bằng hành vi của con người.

Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể được nói đến trong trường hợp này không phải được diễn đạt bằng lời nói hay chữ viết mà chỉ được thể hiện bằng một hành động thuần túy.

Ví dụ: Hành vi mua báo hay mua vé số của người bán “dạo” hay mua hàng của người bán hàng “rong”, hành vi mua hàng trong các quán ăn tự phục vụ với món ăn tự chọn được làm sẵn (khi các bên đã biết rõ mặt hàng, giá cả và không cần trao đổi bằng lời trước khi kết lập hợp đồng).

 

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 1900636292.

Tags : Doanh nghiệp, Pháp luật doanh nghiệp, Sjklaw
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: