BIỆN PHÁP THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ
  • 08/102022
  • Trợ lý Luật sư - Vũ Quỳnh

BIỆN PHÁP THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

BIỆN PHÁP THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ
  1. Như thế nào là thế chấp tài sản?

Có nhiều định nghĩa khác nhau về biện pháp này, nhưng có thể hiểu thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao TS đó cho bên nhận thế chấp.
Về vấn đề này, pháp luật dân sự hiện hành cũng đã quy định khá cụ thể tại các Điều từ 317 đến điều 327

Căn cứ theo đó, tại Điều 317 có quy định biện pháp thế chấp TS có điều kiện là không được giao tài sản cho bên kia hay còn gọi là bên nhận thế chấp, tức là bên thế chấp họ vẫn giữ lại tài sản, ngoài ra nếu có thỏa thuận thì cũng có thể giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Đây có thể được xem là một trong những căn cứ quan trọng để phân biệt giữa biện pháp cầm cố với biện pháp thế chấp tài sản.

  1. Hình thức và đối tượng của thế chấp trong PL dân sự hiện hành

Thứ nhất, về hình thức

Đối với việc thế chấp thì phải được lập thành văn bản và có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi cùng trong hợp đồng chính. Nếu văn bản được ghi cùng trong hợp đồng chính thì những điều khoản về thế chấp chính là những điều khoản cấu thành của hợp đồng chính. Còn ngược lại, nếu như văn bản được thành lập riêng thì được coi ;à một hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính. Và dù là văn bản nào thì cũng cần phải có công chứng hoặc chứng thực nếu PL có quy định hoặc các bên có thỏa thuận

Thứ hai, về đối tượng của thế chấp

Theo pháp luật hiện hành thì đối tượng tài sản dùng để thế chấp có phạm vi rộng hơn so với tài sản dùng để cầm cố, đó có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá hoặc cũng có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản được hình thành trong tương lại, tài sản đang cho thuê, cho mượn..đều có thể trở thành tài sản thế chấp. Và cũng tùy trong từng trường hợp mà các bên có thể thỏa thuận dùng toàn bộ hoặc một phần TS để thế chấp theo quy định của pháp luật

  1. Thế chấp tài sản có hiệu lực đến khi nào?

Theo pháp luật dân sự hiện hành thì biện pháp thế chấp cũng giống nhu biện pháp cầm cố tài sản, quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp bảo đẩm nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên và cũng như có như hạn chế trong việc điều chỉnh của văn bản dưới luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Bên cạnh đó, PL dân sự 2015 cũng nên có quy định cụ thể chi tiết và phân tách rõ ràng giữa thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp với thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng là vô cùng cần thiết, bởi lẽ trên thực tế cho thấy chính việc không phân biệt được thời điểm của hai loại hợp đồng này đã phát sinh không ít những mâu thuẫn, nhầm lần dẫn đến tranh chấp về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cacsc bên trong hợp đồng

4, Xử lý tài sản thế chấp và chấm dứt việc thế chấp

Theo quy định, nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ rồi mà bên thế chấp lại không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng với NV thì TS thế chấp sẽ được xử lý để thực hiện NV đó.

Xét về nguyên tắc thì tài sản đó phải được thực hiện thông qua phương thức bán đấu giá nhưng nếu giữa các bên có sự thỏa thuận trước hoặc khi đến thời hạn thực hiện NV các bên tự thỏa thuận về phương thức xử lý TS thì tài ản thế chấp được xử lý theo thỏa thuận trước đó của các bên

Đồng thời nếu như trong tường hợp mà phải tiến hành xử lý tài sản để thế chấp để thực hiện một NV đến hạn mà TS đó lại được dùng thế chấp để bảo đảm nhiều NV khác nữa thì các NV khác dù chưa đến hạn cũng được coi là đã đêna hạn

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : biện pháp bảo đảm, Bộ luật dân sự 2015, thế chấp tài sản
popup

Số lượng:

Tổng tiền: