Người quản lý tài sản của bà Trương Mỹ Lan và chuyện ‘bước chân vào vòng xoáy’
  • 01/122023
  • Trợ lý Luật sư Cao Vân

Người quản lý tài sản của bà Trương Mỹ Lan và chuyện ‘bước chân vào vòng xoáy’

Sở hữu khối tài sản kếch sù, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan giao cho một nhân vật theo dõi để khi cần thì báo cáo ngay.

Kết quả điều tra cho thấy, bà Trương Mỹ Lan sở hữu khối tài sản kếch sù. CQĐT đã tạm giữ, kê biên tài sản là bất động sản liên quan đến bà Trương Mỹ Lan gồm: 1.266 bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 1.784 bản photo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, danh sách 269 nhà đất cho thuê và 21 hợp đồng công chứng, 147 thỏa thuận bồi thường các thửa đất thuộc dự án Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

CQĐT cũng kê biên 1.237 bất động sản tại các công ty liên quan bị can Trương Mỹ Lan; kê biên hơn 857 triệu cổ phần SCB của bà Trương Mỹ Lan và các cá nhân đứng tên hộ bà Lan; kê biên hơn 137 triệu cổ phần 5 công ty của các pháp nhân, cá nhân đứng tên hộ bà Lan cùng 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô và các tài sản khác.

Theo CQĐT, bà Trương Mỹ Lan giao cho bà Đặng Phương Hoài Tâm (Trưởng Văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) theo dõi các bất động sản riêng lẻ, để biết tài sản nào đã đưa vào vay ngân hàng, tài sản nào chưa đưa vào vay.

nh scb.png

Các khoản vay liên quan nhóm Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB đều có điểm chung là do Hội sở chuyển thông tin khách hàng xuống, đơn vị kinh doanh lập hồ sơ theo thông tin Hội sở cung cấp, giải ngân trước, làm hồ sơ sau để hợp thức.

Bà Tâm còn quản lý, theo dõi danh sách các công ty/cá nhân đứng tên tài sản, đứng tên khoản vay; phụ trách các nhân viên để thực hiện các thủ tục pháp lý, thành lập các công ty dùng khi cần làm hồ sơ vay vốn Ngân hàng SCB.

Năm 2022, bà Trương Mỹ Lan đưa cho bà Tâm xem danh sách tài sản của mình đang thế chấp tại Ngân hàng SCB và yêu cầu người này kiểm tra lại thông tin đối với từng tài sản xem có nhầm lẫn, có tài sản nào mà không được trả lại khi đã tất toán khoản vay hay không.

Theo lời khai của bà Tâm, khoảng từ năm 2013, 2014, bà được phân về nhóm quản lý, theo dõi các tài sản, trong đó có các tài sản riêng lẻ của bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Đến đầu năm 2020, bà Tâm được bổ nhiệm Phó Văn phòng HĐQT phụ trách toàn bộ công việc của văn phòng. Lúc này, bà Tâm giao việc theo dõi dư nợ (gồm tên công ty vay, số tiền vay, ngày giải ngân, tài sản đảm bảo, dư nợ, hạn vay…) cho hai người khác hỗ trợ.

Hai người này sẽ thay bà Tâm liên hệ với Ngân hàng SCB để lấy thông tin dư nợ liên quan đến các tài sản, trong đó có tài sản riêng lẻ của bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để khi bà Lan yêu cầu báo cáo, bà Tâm có thông tin để báo cáo ngay.

Bà Tâm thừa nhận mình từng quản lý thông tin, dư nợ liên quan tại Ngân hàng SCB đối với 98 tài sản loại nhà ở, đất đai tại TP.HCM và 28 tài sản loại đất nông nghiệp ở quận 9 (Thủ Đức), TP.HCM. Bà Tâm biết những tài sản này được thế chấp cho các khoản vay ở Ngân hàng SCB.

Ngoài ra, bà Tâm cũng trực tiếp liên lạc với ông Trần Hoàng Giang, Phó Giám đốc khối phê duyệt tín dụng Ngân hàng SCB để cập nhật tình hình dư nợ các khoản vay SCB và tài sản thế chấp.

Bước chân vào “vòng xoáy”

Liên quan đến vụ án, ông Trần Hoàng Giang khai: Năm 2014, ông làm nhân viên kinh doanh, sau đó được bổ nhiệm làm Phó Phòng thẩm định tại Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn. 

Sau vài năm vào làm việc tại Ngân hàng SCB, ông được các lãnh đạo Hội sở và Chi nhánh Sài Gòn cho biết, việc SCB phải phê duyệt, giải ngân cho vay đối với nhóm khách hàng liên quan đến “Madam”, là một người có quyền lực tại SCB, có quyền điều hành, chỉ đạo các khoản vay liên quan nhóm Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB.

Các khoản vay liên quan nhóm Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB đều thể hiện trên hệ thống “Core Banking” của SCB với trường thông tin là “HSTT” (tức là “Hội sở tiếp thị”); có điểm chung là do Hội sở chuyển thông tin khách hàng xuống, đơn vị kinh doanh lập hồ sơ theo thông tin Hội sở cung cấp, giải ngân trước, làm hồ sơ sau để hợp thức.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ lập hồ sơ xét duyệt hợp thức đối với nhóm khách hàng Vạn Thịnh Phát có trường thông tin là “HSTT”, ông Giang nhận chỉ đạo trực tiếp từ bà Trần Thị Mỹ Dung, Phó TGĐ kiêm Giám đốc Khối Phê duyệt tín dụng và ông Bùi Nhân là Phó Giám đốc khối, phụ trách phòng Wholesale.

Đến tháng 11/2020, ông Giang được điều bổ nhiệm chức Trưởng phòng phê duyệt tín dụng khách hàng Wholesale, thuộc Khối Phê duyệt tín dụng và xử lý nợ SCB. Từ ngày 31/8/2022 đến khi bị khởi tố, ông Trần Hoàng Giang được bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Khối Phê duyệt tín dụng và Xử lý nợ thay cho ông Bùi Nhân.

Ông Giang xác nhận: Từ ngày 7/10/2020- 2/6/2022, với vai trò Giám đốc Phòng Tái Thẩm định SCB, bị can đã ký, phê duyệt 192 tờ trình thẩm định cho vay, 160 tờ trình tái thẩm định đồng ý cho 160 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan vay 208 khoản vay có dư nợ đến ngày 17/10/2022 là hơn 128.507 tỷ đồng.

Trong đó dư nợ gốc 115.030 tỷ đồng và dư nợ lãi là hơn 13.477 tỷ đồng, bao gồm nợ lãi/phí đã được bán nợ/cấn trừ nợ.

Ông Giang cũng khai, có nhận thức được việc trình, phê duyệt các khoản vay “HSTT” liên quan nhóm khách hàng Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan là trái quy trình cho vay thông thường, vi phạm quy định của pháp luật về cấp tín dụng.

Tags : Sjklaw, Tin tức
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: