Kê biên, xử lý tài sản là tài sản chung của vợ chồng như thế nào?
KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN DÂN SỰ LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
Trong Thi hành án dân sự, khi bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực thi hành sẽ buộc các đương sự, các chủ thể có liên quan phỉa thi hành theo đúng quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp, sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án dân sự do chấp hành viên ấn định nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án mặc dù có điều kiện thi hành án nên chấp hành viên phải áp dụng một hoặc một số các biện phá bảo đảm và cưỡng chế Thi hành án dân sự. Trong đó biện pháp kê biên, xử lý tài sản là biện pháp phổ biến được áp dụng, tuy nhiên, việc thi hành án bằng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thuộc tài sản chung của vợ chồng vẫn còn nhiều khó khăn và phức tạp cần phải hiểu rõ và cần quy định cụ thể.
I. Quy định chung
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung
II. Nguyên tắc áp dụng
Để bảo đảm việc thi hành án có hiệu quả và đúng pháp luật, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên phải tuân theo những nguyên tắc quy định tại Điều 74, Điều 75, Điều 89, Điều 95 của Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) và Điều 24 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015. Theo các quy định này, khi áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc chung của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án còn phải tuân thủ các nguyên tắc như:
-
-
- Bảo đảm hiệu lực của Bản án, quyết định;
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Khuyến khích thoản thuận thi hành án;
- Khuyến khích tự nguyện thi hành án
-
Ngoài ra, khi áp dụng biện pháp kê biên xử lý tài sản thi hành án cũng cần thực hiện các nguyên tắc như: Một là, chỉ kê biên tài sản của người thi hành án tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án, chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định thi hành án, tính chất mức độ, nghĩa vụ thi hành án, điều kiện của người phải thi hành án, yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế để áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án. Hai là, Chỉ được áp dụng biện pháp kê biên xử lý tài sản sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ Thi hành án. Ba là, không được kê biên những tài sản mà pháp luật quy định không được phép kê biên. Bốn là, kê biên, xử lý tài sản phải do người có thẩm quyền tiến hành.
So với việc kê biên tài sản thuộc sở hữu riêng của người thi hành án thì việc cưỡng chế kê biên thuộc tài sản chung của người phải thi hành án với người khác thường khó khăn, phức tạp hơn. Vì thế, việc cưỡng chế kê biên đối với tài sản này phải được thực hiện theo đúng các quy định của Luật thi hành án và các văn bản hướng dẫn thi hành khác. Các văn bản pháp luật thi hành án dân sự chưa có điều luật quy định cụ thể tài sản bị cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án bao gồm các loại tài sản nào.
Hiện tại theo quy định tại Điều 74 Luật thi hành án dân sự có quy định về tài sản chung bị xác định, phân chia, xử lý để thi hành án, tuy nhiên vì chưa có quy định cụ thể nên việc xác định tài sản có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Tại khoản 2, Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 62/2015/ NĐ-CP quy định cơ quan thi hành án chỉ kê biên, xử lí tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ để thi hành án hoặc khi có đề nghị của người phải thi hành án về việc tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể mà không gây trở ngại và tài sản đó đủ cho việc thi hành án. Nguyên tắc chỉ kê biên tài sản chung của người phải thi hành án dân sự với người khác khi các tài sản khác không đủ để thi hành án hoặc khi người phải thi hành án có tài sản chung có yêu cầu kê biên tài sản được thể hiện qua quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật thi hành án dân sự
“Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác hoặc…” Nhìn chung, về nguyên tắc thì tài sản chung chỉ bị cuõng chế khi người phải thi hành án không có, không đủ tài sản riêng để thi hành án hoặc do chính người phải thi hành án yêu cầu cưỡng chế kê biên tài sản chung.
-------------------------------------------------
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486